Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

8 loại thực phẩm ở siêu thị dù rất tiện nhưng không nên mua, bà nội trợ nào cũng cần nắm rõ

Những món ăn không có lợi cho sức khỏe hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, ngay cả những thực phẩm tưởng chừng như vô hại cũng có thể thực sự không tốt cho cơ thể của chúng ta, do đó, chúng ta phải cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền mua.

Thanh cua

Đây là một thành phần phổ biến và rẻ trong nhiều món salad nhưng thật không may, nó không liên quan gì đến cua ngoại trừ cái tên. Thanh cua thực chất được làm cá phi lê, đôi khi được thay thế bằng gluten, tinh bột hoặc lòng trắng trứng. Ngoài ra, để làm thanh cua, người ta thường sử dụng một lượng lớn đường, hương liệu, phẩm màu và các loại phụ gia tăng cường hương vị như mì chính. Đây đều là những hóa chất không có lợi cho sức khỏe. Ngoại trừ các tác hại rõ ràng này, thanh cua còn chứa nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm do chúng thường xuyên được đông lạnh theo các quy trình không đúng.

Cá đựng trong bao bì nhựa

Mặc dù những loại cá như vậy rất ngon, nhưng nó có một nhược điểm rất lớn – thời hạn sử dụng thực sự ngắn. Cách duy nhất là ngâm chúng trong dầu. Tuy nhiên, chúng thường chỉ được ngâm trong nước muối và đựng trong túi bao bì nhựa. Đối với loại ngâm muối, có khả năng hexamethylenetetramine đã được thêm vào. Hóa chất này bị cấm ở nhiều nước.

Thực phẩm xông khói

Thực phẩm xông khói rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng cũng là lý do của nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến tác hại đối với sức khỏe. Phương pháp hun khói truyền thống sử dụng cách tự nhiên và có thể kéo dài hạn sử dụng. Tuy nhiên, sau này người ta sử dụng một phương pháp mới, rẻ hơn nhưng chứa nhiều nghi ngờ mang tên “liquid smoke” (khói lỏng). Các hóa chất độc hại với chất tăng cường hương vị, phenol và formaldehyde thường không được đề cập trên bao bì. Hơn nữa, thực phẩm cũ cũng được đem xông khói vì khách hàng sẽ khó phát hiện mùi vị thực sự. Có một vài cách để phân biệt thực phẩm được hun khói tự nhiên và bằng phương pháp mới, tuy nhiên không dễ dàng. Do đó, tốt nhất là bạn cần hạn chế dùng.

Kẹo dẻo

Những chiếc kẹo dẻo màu sắc sặc sỡ hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ em nhưng chúng thường chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. Chất pectin tự nhiên trong kẹo này hiện thường được thay thế bằng gelatin từ bì lợn. Còn màu sắc đẹp mắt của chúng được làm bằng chất tăng cường hương vị tổng hợp. Thay vì mua kẹo dẻo bên ngoài, bạn có thể tự làm ở nhà khá dễ dàng bằng cách sử dụng nước ép tự nhiên, đặc biệt an toàn với trẻ em.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc phổ biến ở nhiều quốc gia và thường được quảng cáo là một bữa sáng lành mạnh. Tuy nhiên, bạn không biết được rằng thành phần và cách làm ngũ cốc sẽ khiến bạn nghĩ lại. Sau khi chiên bột ngô, tất cả các vitamin sẽ không còn. Thêm vào đó, đường, dầu được được sử dụng để chiên và các chất bảo quản đều không có lợi cho cơ thể bạn. Bạn có thể bị tăng cân nếu ăn chúng thường xuyên.

Quả oliu đen

Oliu đen cũng là một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi rất nhiều. Thực tế không có quả oliu đen nào. Quả chín thường có màu tím đậm hoặc nâu. Ôliu đen đóng hộp là ôliu xanh nhuộm với màu gluconate. Nó không nguy hiểm với số lượng nhỏ, nhưng chắc chắn không đem lại lợi ích với sức khỏe như bạn nghĩ.

Bánh kẹo phủ màu

Các loại bánh kẹo, chocolate phủ màu sắc thường rất bắt mắt. Cacao, bơ, sữa và đường là danh sách các thành phần tiêu chuẩn để làm bánh kẹo. Tuy nhiên, tất cả các màu sắc đó đều được tạo ra từ màu thực phẩm, chất tăng cường hương vị tổng hợp và các hóa chất khác không có lợi cho sức khỏe.

Nho

Đây là một trái cây có thời hạn sử dụng rất ngắn, do đó, chúng nên được ăn ngay sau khi hái. Tất nhiên, nhiều nhà sản xuất và siêu thị cố gắng kéo dài tuổi của sản phẩm bằng cách sử dụng chất chống oxy hóa. Vì vậy, nếu bạn mua nho mà không bị hỏng trong vài ngày, có nghĩa là chúng đã trải qua một quá trình xử lý hóa học.

Tham khảo: Brightside