Sử dụng vôi đối với với cây trồng và đất trồng không còn mấy xa lạ đối với người dân trong nông nghiệp. Bón vôi tuy rất đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên không phải bón nhiều vôi, bón vôi lúc nào cũng đạt hiệu quả cao và có tác dụng tốt với cây trồng và đất. Tùy thuộc vào từng loại đất hoặc cây trồng mà cần có lượng bón vôi phù hợp và đúng liều lượng để vôi bón có hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách sử dụng vôi bón tốt nhất cho cây trồng và đất.
Sử dụng vôi bột để bón cải tạo cho đất trồng
1. Tác dụng của vôi mang lại cho cây trồng và đất trồng
Vôi cung cấp lượng canxi khá cần thiết cho cây trồng và các dưỡng chất mà phân bón cho cây không cung cấp được. Chính vì vậy, việc bón vôi cho cây trồng là rất cần thiết. Tuy nhiên cần hiểu rõ được vai trò của vôi mang lại cho cây trông và tác dụng của vôi mang lại thì mới có thể khai thác được triệt để hiệu quả của vôi đối với cây trồng.
1.1. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây
– Trong vôi chứa hàm lượng canxi cao chính vì vậy việc bón vôi đồng nghĩa việc cung cấp canxi cho cây trồng. Canxi giúp cho cây trồng vững chắc hơn, giúp hoàn thiện các thành tế bào của cây.
– Cây thiếu canxi rất dễ bị bị đỗ ngã, sâu bệnh hại tấn công, trái hay bị nứt, nếu cây thiếu canxi sẽ khiến cho các đọt non, lá non bị biến dạng, quăn queo dẫn đến cây bị chết dần khô.
Sử dụng vôi bột giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
– Ngoài ra canxi còn giúp cho cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết không thuận lợi như nắng nóng, mưa nhiều, bị phèn chua, hạn mặn đối với đất trồng và cây.
1.2. Bón vôi giúp khử chua đất trồng
– Đất trồng bị chua có độ pH <7 do dư lượng axit có trong đất. Trên đất trồng canh tác nông nghiệp người dân thường có thói quen sử dụng phân bón hóa học nhiều mà không sử dụng phân bón hữu cơ để cải tạo đất, trong nhiều năm đất sẽ bị thoái hóa và sẽ bị chua đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng.
– Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì phải chống chua hạ phèn cho đất, cải tạo lại nền đất cho cây trồng bằng phương pháp bón vôi, thứ mà người dân thường sử dụng rẻ tiền, dễ làm và hiệu quả mang lại cao.
1.3. Bón vôi giúp khử phèn tác hại do hạn mặn
– Khi đất trồng bị hạn mặn dẫn đến cấu trúc đất bị mất dần, đất bị rời rạc khiến cây trồng không hút được nước và các chất dinh dưỡng có từ trong đất. Ở những vùng đất trồng hay bị hạn mặn, có phèn chua nên sử dụng vôi bột để rửa mặn cho đất trồng.
1.4. Hạn chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại trong đất trồng
– Đất bị chua, thoái hóa chính là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Cải tạo đất bằng cách bón vôi là biện pháp ức chế nấm bệnh rất hiệu quả. Khi bón vôi sẽ khử trùng, diệt khuẩn, nâng cao pH giúp vi sinh có lợi sau một thời gian sẽ phát triển tốt hơn.
Bón vôi bột cho cây ăn quả hạn chế được nấm bệnh gây hại
– Tuy nhiên, vôi có nhiều loại tương ứng với từng điều kiện đất đai cây trồng khác nhau. Chính vì vậy, người trồng cần xác định rõ được nhu cầu, loại đất trồng nhà mình để sử dụng điều kiện để có những tác dụng tốt nhất cho cây.
2. Tác dụng của từng loại vôi có trong nông nghiệp
2.1. Bón vôi tôi Ca(OH)2, bón vôi nung CaO
– Đặc tính: Vôi tôi thường được dùng trong công trình xây dựng và được nông dân sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Vôi tôi thường có phản ứng rất mạnh khi gặp nước, đây là chất diệt khuẩn mạnh có thể tiêu diệt cả vi sinh vật gây hại, nhưng cũng diệt cả vi sinh vật có lợi trong đất trồng.
– Tác dụng với đất trồng: Tăng pH của đất rất nhanh; khi pha nước tưới, sát khuẩn rất mạnh; sử dụng hổ trợ khống chế nhanh để dập dịch bệnh
Bón vôi tôi Ca(OH)2
– Chú ý: Dễ gây hiện trạng cháy lá – rễ cây; gây bỏng da tay người khi tiếp xúc trực tiếp; chỉ nên cho vôi này vào nước- không làm ngược lại; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi
2.2. Bón vôi bột – Bột đá vôi (CaCO3)
– Đặc tính:Trong đời sống bà con sử dụng loại này dưới dạng vôi bột, Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu, cung cấp Canxi
– Tác dụng với đất: Làm tăng pH đất nhanh
Đá vôi CaCO3
– Chú ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá – rễ cây, không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi
2.3 Bón vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)
– Đặc tính: Phản ứng nhẹ, khả năng diệt khuẩn yếu; cung cấp cả Canxi, Magie cho cây trồng
– Tác dụng với đất: Làm tăng pH đất chậm
– Chú ý: Dễ sử dụng, không gây cháy lá-rễ cây; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.
3. Cách bón vôi như thế nào là đúng nhất?
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để bón vôi đạt hiệu quả cao với cây và đất trồng cần lưu ý bón vôi theo nguyên tắc 4 đúng sau: đúng loại – đúng lượng – đúng lúc – đúng cách
3.1. Bón vôi theo nguyên tắc đúng loại
– Đất bị phèn mặn và pH < 4 hoặc cây trồng bị các vấn đề bệnh ở rễ cây nên xử lý bằng vôi bột (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH3)2).
– Đất có pH>5-6 sử dụng vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)
3.2. Bón vôi theo nguyên tắc đúng lượng
– Sử dụng vôi để bón cũng cần có liều lượng đúng chuẩn thì vôi mới có tác dụng hiệu quả. Nếu sử dụng không đúng dưa thừa sẽ khiến đất bị mất đi các loại vi sinh vật có ích trong đất và cây trồng, làm đất mất chất dinh dưỡng vốn có.
– Chính vì vậy cần xác định đúng chất đất để sử dụng lượng vôi cho cân đối:
– Với đất sét, nhiều chất hữu cơ:
+ pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha
+ pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha
+ pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha
+ pH trên 6,5 không cần bón vôi
+ pH từ 3,5-4,5 bón 1 tấn vôi/ha
– Với đất cát, ít chất hữu cơ:
+ pH từ 4,6-5,5 bón 0,5 tấn
+ pH từ 5,6-6,5 bón 250kg vôi/ha
+ pH>6,5 không cần bón vôi
3.3. Bón vôi đúng lúc, đúng thời điểm cho cây trồng
– Tùy thuộc từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà cần có lượng phân bón cung cấp cho cây, cũng như vậy bón vôi cũng cần phụ thuộc vào đất trồng, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây mà cung cấp vôi cho cây.
– Với vườn cây chưa cho thu hoạch mà cây trồng thiếu canxi, còi cọc, đất bị nhiễm chua, mặn cần bón bổ sung vôi cho cây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đều được.
– Đối với vườn cây ăn quả đang cho trái, chỉ nên sử dụng bón vôi sau khi cây đã cho thu hoạch xong kèm theo là những kỹ thuật chăm sóc để bổ sung lại dinh dưỡng cho đất cũng như cây trồng.
Bón vôi trước thời điểm gieo xạ cho vụ lúa
– Đối với những vùng canh tác các loại cây ăn quả, cây có múi và cây công nghiệp thường có mưa nên bón vôi bổ sung sau mùa mưa để cải tạo lại đất trồng, nâng cao chất đất để đạt hiệu quả cao nhất.
– Đối với các vùng chuyên trồng lúa, có tầng đất chua, phèn nặng nên bón bổ sung vôi trước gieo sạ hoặc cấy từ 15-20 ngày.
– Riêng đối với cây trồng có múi thì sử dụng vôi bột làm phân bón qua lá cũng là cách làm tăng độ ngọt cho quả.
3.4. Bón vôi đúng cách giúp cây trồng hấp thu tốt
– Để cây trồng và cũng như đất trồng có thể hấp thu được tối đa lượng vôi bột được cung cấp người trồng cần bón vôi đúng cách.
– Đối với địa hình bằng phẳng hay trên diện tích trồng nhỏ: cần rải đều lượng vôi trên mặt luống rồi sử dụng cào hoặc cuốc để xới sâu 5-10cm trộn đều vôi với đất sau đó tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt và đất có thể hấp thu tốt.
Bón vôi cho đất trồng đúng cách giúp đất hấp thu tốt
– Riêng với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày hay đối với khu dân cư, khu vực chăn nuôi cần khử trùng chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng máy phun vôi bột cây trồng để có thể phun đi cao xa và phun đều được nhiều diện tích cây trồng nhất
4. Những lưu ý khi sử dụng vôi bột trong nông nghiệp
– Khi sử dụng vôi bột trong nông nghiệp bà con cần chú ý đến nhu cầu sử dụng của đất trồng, nếu lạm dụng quá nhiều vôi bột sẽ gây nên tình trạng đất bị cằn cỗi, do trong đất có cả vi sinh vật có lợi và có hại nếu lạm dụng vôi sẽ khiến cho vôi tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đất.
– Khi bón vôi cần chú ý bón trước hoặc sau khi bón phân cho cây 25-30 ngày để tránh tình trạng vôi làm mất chất dinh dưỡng khi bón phân. Vôi khi gặp các loại phân bón như đạm sẽ làm đạm bị tan chảy mất dinh dưỡng khiến cây trồng không hấp thu được. Chính vì vậy khi bón các loại phân vô cơ như Ure, SA, NPK, lân, DAP,… đều không nên bón vôi cùng lúc.
– Không trộn vôi chung với các loại phân bón để bón cho cây trồng làm như vậy sẽ mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong phân bón.