Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách trồng và chăm sóc cây sấu cho năng suất cao

Cây sấu là tên gọi quen thuộc không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam chúng ta, là cây được trồng phổ biến ở công viên, trước cửa nhà, trong sân vườn,… vừa làm cây ăn quả vừa làm cây bóng mát.  Vào mùa sấu rất dễ dàng có thể bắt gặp loại quả này tại nhiều khu chợ. Thứ quả dân dã này được các chị em nội chợ chọn mua về khi còn xanh để nấu canh chua và ngâm nước uống. Những quả đã chín sẽ được sử dụng vào việc làm mứt hoặc ô mai sấu khá ngon.

Cây sấu là cây dễ trồng, nó thích hợp với tất cả loại đất từ đất đồi dốc cao đến đất nghèo dinh dưỡng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Cây sấu là loại cây sống lâu năm và cho thu hoạch quả lâu, đều nên việc trồng sấu chỉ một lần là có giá trị kinh tế lâu dài về sau.

1. Tiêu chuẩn chọn giống cây sấu

– Hiện nay sấu được trồng bằng phương pháp chiết cành sẽ cho thời gian thu hoạch sớm hơn và đều hơn việc trồng bằng hạt giống. 

Chọn giống cây sấu cho năng suất cao

Chọn giống cây sấu cho năng suất cao

– Khi chọn cây giống bạn nên chọn cây có đường kính cỗ rễ từ 1cm trở lên; chiều cao bình quân cây giống từ 80-100cm; cây thẳng không cong keo, cụt ngọn và nhiều nhánh thân; cây đã hóa gỗ và kkhoong nhiễm bệnh.

2. Thời vụ trồng cây sấu

– Cây sấu là cây trồng được quanh năm, nhưng thích hợp trồng nhất là vào tháng 1-2 hoặc tháng 8-9 khi thời tiết lúc này có mưa nhiều thuận lợi cho cây nhanh phát triển và đỡ được công chăm sóc cho cây.

3. Làm đất và đào hố

– Cây sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 – 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả.

– Đào hố trồng với kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là: 60 x 60 x 60cm

4. Bón phân lót cho hố trồng sấu

– Trước khi trồng sấu bạn cần xử lý đất trồng, với những loại đất xấu, cằn cỗi, nhiều sỏi đá bạn cần xới sáo qua.

– Bón cho mỗi hố 5 kg phân chuồng hoai mục và 0,2 kg lân rồi trộn đều với 1/3 lượng đất trong hố, bạn cũng có thể trộn thêm vôi bột để khử trùng cho đất để giúp đất giàu dinh dưỡng hơn và sạch bệnh. Bạn nên làm công đoạn này trước khi trồng 15 ngày để đất có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

5. Kỹ thuật trồng sấu cho năng suất cao

– Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu nilông, đặt cây ở tư thế thẳng đứng và lấp đất (trước khi trồng nên lót từ 2 – 5cm đất sạch mới đặt cây trồng tránh hiện tượng rễ non vừa ra gặp phân bị sót làm chết cây), vun đất đầy gốc và nén chặt. Dùng 3 cọc (hoặc que) thẳng chống cho cây được giữ vững, tránh hiện tượng bị gió hoặc gia súc, gia cầm làm đổ, gãy. Sau khi trồng tưới đẫm nước vào gốc cây để ổn định cây trồng. Nếu gặp thời tiết khô, nắng cần phải làm giàn che cho cây.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây sấu

– Chế độ tưới nước cho cây: Khi trồng thời gian đầu bạn tiến hành cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô hoặc khi quả đang lớn và thời điểm sắp chín.

– Làm cỏ: Phòng trừ cỏ dại định kì bằng việc nhổ sạch cỏ dại xung quanh gốc giúp gốc cây luôn thông thoáng . Sau mỗi trận mưa to bạn cần xới phá váng để cây không bị ngập úng.

– Cắt tỉa định kì tạo hình cho câyThời kì cây phát triển tốt bạn nên định kì cắt tỉa cho cây để tạo cành cấp 1, 2 và giúp cây được thông thoáng hơn. Sau mỗi lần cắt tỉa cành khô héo cành sâu bệnh bạn tiến hành vun xới xung quanh gốc với đường kinh khoảng 1m trở ra sẽ giúp cho đất xung quanh đó được toi xốp và thoáng khí.

– Bón phân định kì cho cây sấuHàng năm sau khi bạn vun xới và phát quang gốc cây bạn nên tiến hành bón phân cho cây. Tùy với sự phát triển của cây mà bạn có thể bón liều lượng tăng hay giảm khác nhau. Khi bón bạn rắc phân rải đều xuống rãnh sau đó lấp kín phân và tưới nước luôn. Về thời gian bón phân bạn tiến hành bón phân 2-3 lần một năm trong năm đầu và với lượng 0,5kg phân NPK cho mỗi gốc. Những năm sau tăng lượng phân bón thêm 10% mỗi năm.

7. Phòng trừ sâu bệnh cho cây sấu

– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần,sau đó 1lần/tháng.

– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…

– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L… – Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …

– Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu n on ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

8. Thu hoạch và bảo quản sấu

– Sau khi ra quả khoảng hơn hai tháng thì trái sấu đạt đến độ già nhưng chưa chín. Đây là thời điểm thu hoạch sấu vì khi ấy quả sấu đủ già để có thể giữ được sấu lâu hơn và cũng là lúc sản phẩm sấu được sử dụng vào nhiều mục đích nhất.

Thu hoạch quả sấu khi quả già nhưng chưa chín

– Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm).