Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cây lá lốt – Bài thuốc tuyệt vời đối với sức khỏe

1. Bộ phận thu hái và sử dụng cây lá lốt

Tất cả các bộ phận của cây lá lốt đều có thể sử dụng được. Lá có thể thu hái quanh năm, thu hái về dùng tươi hay phơi khô làm dược liệu, nhân dân thường dùng tươi. Rễ nên thu hái váo tháng 8-9.

Thu hái và sử dụng toàn bộ cây lá lốt

Thu hái và sử dụng toàn bộ cây lá lốt

2. Thành phần hóa học cây lá lốt

Trong lá tốt có tinh dầu, chứa nhiều thành phần như Ancaloit, tinh dầu, Beta-caryophylen, Benzylaxetat,…có tác dụng trị các bệnh viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe. 

3. Công dụng của cây lá lốt đối với chữa bệnh

3.1. Tính vị của cây lá lốt

– Độc tính: Lá lốt không có độc tính, có thể dùng để làm nguyên liệu trong một số món ăn. 

Tính vị: Lá lốt có vị nồng, tính ấm, chống hàn.

– Trong Đông y, thường được sử dụng làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, bệnh đi ngoài lỏng.

3.2. Một số cách sử dụng cây lá lốt trong chữa bệnh:

Giảm cảm, chữa thương hàn: Khi bị ốm sốt do nhiễm lạnh, cảm lạnh, thương hàn dùng lá lốt có thề hỗ trợ khỏi bệnh. Cách dùng: Lấy một ít lá lốt tươi, hành tây, hành hương nhỏ, tỏi, gừng thái mỏng và gạo trắng

Đau nhức xương khớp: Lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem nấu với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát thì tắt bếp. Sau đó rót ra và uống, nên uống sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng và kiên trì sử dụng từ 10 –15 ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Lá lốt giúp chữa đau nhức xương khớp

Lá lốt giúp chữa đau nhức xương khớp

– Trị chứng mồ hôi tay, mồ hôi chân bằng cây lá lốt: Một số người ra mồ hôi chân, tay nhiều, gây khó chịu, dùng lá lốt có hiệu quả rõ rệt. Dùng khoảng 30g lá lốt tươi sống, rửa sạch sẽ và đun cùng 1 lít nước từ 3 – 5 phút, pha thêm với ấm nước 1 chút muối. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, ngâm tay và chân vào loại nước đã đun sôi này. Thực hiện nghiêm túc, kiên trì hàng ngày khoảng 2 – 3 tuần, tình trạng ra mồ hôi ở tay và chân sẽ được giảm đáng kể một cách rõ rệt. Hoặc sao vàng hạ thổ khoảng 30 g lá lốt tươi cho héo đi, cho 1 lít nước vào cùng đun sôi, sắc đến khi nào thuốc còn một bát thì dừng lại. Bên cạnh đó, kết hợp với ngâm chân tay bằng lá lốt, dùng dưới dạng thuốc sắc rồi cho ngâm chân hay tay hay đổ mồ hôi, ngâm đến khi nguội thì thôi.

Lá lốt giúp đặc trị chữa ra mồ hôi tay

Lá lốt giúp đặc trị chữa ra mồ hôi tay

Chữa viêm xoang, ngẹt mũi: Lấy một ít lá lốt rửa sạch với nước muối và vò nát. Sau đó nhét vào lỗ mũi và thở đều, mỗi ngày làm 2 lần, sau 1 – 2 ngày tình trạng ngẹt mũi sẽ giảm nhanh chóng.

Chữa đau bụng do lạnh: Người thể trạng yếu khi đi lạnh về thường bị đau bụng, để cải thiện tình trạng này có thể sử dụng lá lốt để chữa trị. Dùng khoảng 15 – 20g lá lốt tươi, rửa sạch và cho vào ấm đun nước, sắc đến khi còn khoảng 100ml thì đổ ra bát. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy thuốc ra uống, dùng 3-5 ngày liên tục.

Chữa sâu răng: Sử dụng rễ lá lốt để chữa sâu răng là phương pháp đặc trị sâu răng hiệu quả mà ít ai biết đến. Rễ lá lốt được rử sạch, sau đó rã nát với muối. Trộn đều bạn sẽ có hỗn hợp “muối lá lốt”, sau đó dùng tăm bông chấm vào nước cốt rồi đặt trực tiếp lên răng sâu, để khoảng 2-3 phút cho nước rễ lá lốt ngấm vào răng. Sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Sử dụng rễ lá lốt để chữa sâu răng

– Trong Đông Y lá lốt còn được kết hợp với các loại lá khác như rễ cây cỏ xước, rễ bưởi, xương sông để tăng hiệu quả chữa bệnh. Trước khi sắc, nên sao vàng hạ thổ những nguyên liệu trên để tạo hương thơm và đem lại hiệu quả cao hơn.

4. Lưu ý khi sử dụng cây lá lốt để có hiệu quả tốt nhất

– Khi sử dụng lá lốt theo phương thức Đông Y cần kiên trì, sử dụng đúng liệu trình và thời gian mới cho hiệu quả tốt.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ.

– Người bình thường chỉ nên sử dụng lá lốt trong bữa ăn hàng ngày 50-100g là đủ.