Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật chăm sóc sâu riêng thời kỳ sau thu hoạch

Cây sầu riêng sau thu hoạch là thời điểm cây suy yếu rất nhiều và là thời điểm mưa nhiều nên chính vì vậy bà con cần phải bắt tay ngay vào chăm sóc sau thu hoạch để cây được phục hồi nhanh chóng và cho năng suất chất lượng cao cho vụ sau. Để cây nhanh phục hồi bà con cần thực hiện những biện pháp sau

1. Cắt tỉa cành sầu riêng tạo thông thoáng

– Để cây sầu nhanh chóng được phục hồi bà con nên chăm sóc cho cây thật kỹ để cây có thể cung cấp dinh dưỡng, trước tiên đó là cắt tỉa cành cho cây sầu riêng.

– Cắt tỉa các cuống trái còn lại trên cây kết hợp song tỉa khoét tán những cành vô hiệu tạo độ thông thoáng cho cây.

– Những vườn cây sâu riêng lâu năm đã khoét tán việc xong tỉa càng quan trọng hơn, bởi giúp vườn nhanh khô ráo sau mưa. Hạn chế sâu bệnh bám trên lớp vỏ dầy của thân là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh sỉ mủ phát sinh.

Cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây sầu riêng

Cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây sầu riêng

+ Cắt tỉa chồi dại, những cuống còn lại ở trên thân.

+ Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.

+ Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp ( mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).

+ Dọn dẹp vệ sinh xung quanh vườn để hạn chế các mầm bệnh phát sinh

+ Khi đã cắt tỉa cành xong, bà con dùng vôi bột pha nước quét xung quanh thân chính cây sầu riêng từ mặt đất lên khoảng 1m để phòng trừ sâu bệnh hại cây.

2. Quản lý nước tưới cây sầu riêng

– Sau khi thu hoạch để cây phục hồi nhanh chóng, bà con cần cung cấp lượng nước đầy đủ cho cây sầu riêng vào mùa khô, nhưng cũng cần đảm bảo hệ thống thoát nước khi mưa xuống để tránh ngập úng và phát sinh mầm bệnh ở trong đất gây ra bệnh thối rễ trên cây.

Tưới nước cho cây sầu sau thu hoạch

Tưới nước cho cây sầu sau thu hoạch

– Bà con cung cấp lượng nước đầy đủ với mức ổn định 70-90cm/cây.  Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

3. Bón phân cho cây sầu riêng sau thu hoạch

– Sau khi biện pháp tỉa cành sau thu hoạch thực hiện xong, bà con nên bón phân, chăm sóc cho cây sầu riêng để cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sau một mùa vụ. Loại phân có thể sử dụng cho giai đoạn này là phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đa, trung vi lượng còn có thể cung cấp thêm các lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất trồng.

– Khi bón phân bà con nên tạo rãnh xung quanh tán, rộng 10-20cm, sâu 15-20cm rải phân  xung quanh gốc và tưới nước đẫm sau khi bón.

Tạo rãnh xung quanh tán để bón phân

Tạo rãnh xung quanh tán để bón phân

– Bà con sử dụng phân Kali Humate 09F để bón với liều lượng như sau:  Bón vào gốc theo hình chiếu tán cây 20 kg/ha/năm, (40 g/gốc) bón hằng năm hoặc vào giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch, trộn cùng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh (nếu có) hoặc các loại phân vô cơ khác để tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

– Khi sử dụng phân bón bà con cần lưu ý sử dụng bón đúng với liều lượng của nhà sản xuất khuyên dùng.

– Ngoài ra, bà con có thể bón vôi để làm giảm độ chua, cải thiện kết cấu của đất nhất là những vườn đã bị nhiễm mặn với liều lượng trung bình từ 5-15kg/cây, chia làm hai lần bón, thời gian cách nhau 1 tháng.

– Sau khi bón phân cây sẽ bắt đầu ra đọt non mới, bà con nên chú ý kiểm tra thường xuyên tình trạng của cây để kịp thời bảo vệ lá và chồi non giúp cây tăng khả năng quang hợp chuẩn bị cho một mùa trái mới đạt năng suất cao.

Trên đây là một số phương pháp giúp bà con chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch giúp cây hồi phục, đảm bảo sinh trưởng cho vụ mùa tiếp theo. Việc phục hồi sầu riêng sau thu hoạch sẽ có ý nghĩa quyết định năng suất, chất lượng của sầu riêng trong vụ mùa tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu.