Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật để giống và nhân giống cây hoa cúc

Kỹ thuật để giống và nhân giống cây hoa cúc

Đối với hoa cúc sử dụng phương pháp nhân giống vô tính là chính, còn phương pháp nhân giống hữu tính không thuận tiện do thu hoạch hạt cúc khó khăn, đa số cúc lại không có hạt, các loại cúc mọc từ hạt thường chỉ sống 1 năm, nên cách này chỉ áp dụng để lai tạo giống mới.

Việc nhân giống vô tính ở hoa cúc bao gồm các kỹ thuật như giâm ngọn, tỉa chồi con ở gốc cây mẹ, nuôi cấy invitro. Phương pháp này có thuận lợi là cây con giữ được tính chất di truyền của cây mẹ, ra hoa nhanh, nhưng có nhược điểm là giỗng dễ bị thoái hoá, nhất là trong điều kiện nóng ẩm, chăm bón không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cây.

1. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp tỉa chồi

– Cúc là loại cây sống lưu niên, nếu trồng cúc tại chỗ từ năm này qua năm khác cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, nhưng cành sẽ yếu và hoa nhỏ dần. Cúc có đặc điểm là xung quanh gốc thường phát sinh những chổi non mà ta có thể tỉa hoặc bứng lên đem trồng. Trong dân gian những chỗ ngày thường được gọi là mầm giá.

– Bình thường sau mỗi vụ thu hoạch, khi hoa tàn thì các mầm giá đã phát sinh rất nhiều. Ta chọn và tỉa những mầm khoẻ, mập, có rễ đem trồng sang vườm ươm. Sau khoảng 10 – 15 ngày ta bấm ngọn để ra nhiều cành nhánh khác, khoảng 3 – 4 tuần sau tuỳ vào sức sinh trưởng của cây mà tiến hành bấm ngọn tiếp ở các cành nhánh đó để ra thêm những mầm non mới, sau đó ta cắt cành đem giâm để trồng cho vụ tới.

Nhân giống hoa cúc bằng cách tỉa chồi

– Cây do tỉa chồi thường mọc khoẻ, đảm bảo tính chất của cây mẹ, cho hoa tốt, nhưng thời gian ra hoa tương đối lâu hơn so với cây giâm cành và có nhược điểm thời kỳ nở hoa không đồng đều. Muốn có nhiều chồi non tốt cần vun gốc và chăm sóc cây mẹ đầy đủ, mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều ay ít còn tuỳ thuộc vào giống, điều kiện chăm bón đất tốt hay xấu. Những giống cúc mới như CN 93, CN 97, vàng Đài Loan, tím sen … thường đẻ nhiều mầm giá nhất.

– Trong thực tế sản xuất có thể tăng số lượng cây mà vẫn đảm bảo chất lượng bằng cách sau khi đem trồng ở vườn sản xuất từ những cây cúc này sẽ có nhiều mầm chồi phát sinh xung quanh gốc, ta bứng những mầm này đem trồng ăn hoa luôn. Kết quả cho thấy, chiều cao thân, đường kính hoa cũng như thời gian sinh trưởng không sai khác nhiều so với cây mẹ.

2. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn)

2.1 Kỹ thuật chọn cành giống tốt

– Cành giống tốt đóng vai trò quanh trọng trong việc sản xuất hoa cúc vụ tới, nên vấn đề chăm sóc giữ gìn những cây cúc để giống là rất cân thiết. Trong quá trình sinh trưởng phát triểnta phải luôn theo dõi phát hiện những cây khoẻ không bị sâu bệnh, có chất lượng hoa tốt và đảm boả được những đặc trưng hình thái của giống, thì buộc thẻ riêng để giữ giống. Có thể để những giốc cây này tại vườn sản xuất hay đưa đến vừn ươm giống. Sau khi cắt hoa hay hoa đã tàn, ta cắt thân chỉ để chừa lại khoảng 10 – 15 cm kể từ gốc, từ đó cành nhánh sẽ phát sinh nhiều. Thời gian bấm ngọn và cắt ngọn giâm được tiến hành giống như cách nhân giống bằng phương pháp tỉa chồi ở trên.

– Những phương pháp cây giống trên đây thường chỉ áp dụng đối với những hộ trồng hoa trên một diện tích nhỏ. Còn khi trồng trên diện tích lớn sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.2 Quy trình sản xuất cành giâm cúc

Cành giâm đạt tiêu chuẩn

– Sau khi chọn được những mầm khoẻ, đã ra rễ tốt từ những gốc cây mẹ có đủ tiêu chuẩn để giống hoặc cây giống được nhân bằng phương pháp in vitro, ta tiến hành trồng ở vườn ươm.

– Mật độ trồng vườm ươm là 400.000 cây/ha, khoảng cách trồng là 15 x 15 cm. Lên luống cao và thoát nước.

– Sau trồng khoảng 10 – 12 ngày, tiến hành bấm ngọn lầ 1 và sau 20 ngày nữa ta bấm ngọn lần 2. Lúc này cần lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn lần thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện.

– Khi chúng dài từ 12 – 15 cm, ta chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại loại bỏ hết.

– Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần thứ 2, ta tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3 – 4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ (thời gian khoảng 4 tháng) trê 1 ha có thể thu được 4.000.000 cành giâm có chất lượng tốt. Lượng cành giống này để trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất.

– Sau 3 – 4 lần cắt như vây, cây mẹ già ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ.

Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành được minh hoạ qua sơ đồ sau:

2.3 Kỹ thuật bón phân cho vườn ươm cúc

– Phân chồng hoai mục : 30 – 40 tấn và bổ sung N,P,K nguyên chất như sau:

 

Việc bón phân thúc được hia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 20 ngày.

2.4 Chọn ngày cắt cành giâm

– Việt cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng của những ngày nắng đẹp liên tục. Không nên cắt cành vào buổi trưa hoặc những ngày có mây mù hoặc sau những cơn mưa vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt.

– Ngày cắt thường được quyết định bởi điều kiện thời tiết hơn là thời gian biểu quy định. Trước khi cắt nên phun thuốc để phòng trừ nấm rệp.

2.5 Kỹ thuật xử lý cành giâm sau khi cắt

Cành giâm cây hoa cúc xử lý sau khi cắt

– Sauk hi cắt cần tiến hành giâm ngay trong ngay. Nhưng nếu phải vận chuyển cành giâm đến các vùng xa khác để trồng thì nên phân chúng ra từng cỡ, cành to hay mềm là cành tốt nhất.

– Sau đó trải ra cho khô, đặt ở nơi giâm mát và thông gió tốt, thường để qua buổi trưa cho đến khi cây mềm và dẻo (không còn tươi nữa).

– Sau đó đặt chúng vào một cái hộp chứ khoảng 1000 cành và trên nắp hộp được dán kín bằng băng dính nilon.

– Cần xử lý lạnh để hạn chết bớt hô hấp bằng cách đặt chúng trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 – 4oC khoảng từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn, nhưng cũng không được lâu quá 20 ngày.

– Để tránh những thiệt hại do trồng các vụ liên tiếp, sau mỗi vụ hoặc mỗi năm nên tẩy uế đất 1 lần bằng D – D (Nematocide hoặc Clopicrin) để phòng trừ tuyến trùng, chống các loại bệnh nấm, vi khuẩn và nhất thiết phải làm trẻ hoá vườn cây mẹ 1 năm /1 lần.