Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cải thảo cho năng suất cao

Cây cải thảo được trồng phổ biến hiện nay, được các hộ gia đình sử dụng làm chế biến các món ăn phổ biến nhất là món kim chi. Hiện nay, cây cải thảo cũng được rất nhiều hộ gia đình trồng để sử dụng và nhất là làm kinh tế vì cây cho năng suất cao.

Vậy kỹ thuật trồng như thế nào để cây cho năng suất cao, đạt chất lượng thì không phải người nông dân trồng rau cải thảo cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cây rau cải thảo đúng cách cho năng suất, chất lượng cao.

1. Yêu cầu ngoại cảnh trồng cây cải thảo

– Nhiệt độ thích hợp trồng cây cải thảo cho sinh trưởng, sinh dưỡng từ 23-25oC

– Ánh sáng: cây cải thảo là loại cây ưa ánh sáng ngày dài

– Độ ẩm: trồng cây cải thảo trong điều kiện đủ độ ẩm thường xuyên 70-80%, cây sẽ cho năng suất và chất lượng cao.

Đất và dinh dưỡng: có thể trồng trên các loiaj đất khác nhau, thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, độ pH trong đất thích hợp là 5,5-6

2. Chuẩn bị giống trồng cải thảo

– Bà con có thể tự mua hạt giống về gieo hoặc mua cây giống con từ các vườn ươm uy tín, đảm bảo chất lượng về trồng trực tiếp.

Hạt giống cải thảo lai F1 RAMBO

Hạt giống cải thảo lai F1 RAMBO

– Tiêu chuẩn chọn giống xuất vườn ươm


3. Chuẩn bị đất trồng cho cây cải thảo

– Chọn đất canh tác: Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch các tàn dư thực vật còn sót lại trên đồng ruộng của vụ trước, trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… Đất tơi xốp nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Rải vôi, tưới nước trước khi cày xới, để diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ vụ trước. Sau khi cày xới phơi đất ải trước khi gieo trồng khoảng 10 – 15 ngày.

– Cày xới độ sâu 20-25cm, dùng đất trước khi xử lý đất trước khi trồng ít nhất 15 ngày để hạn chế sâu, bệnh hại. Sau đó bón phân lót bừa lần cuối.

– Làm luống rộng 120cm, rãnh 20cm, cao 5cm, trong mùa khô, 15cm trong mùa mưa.

4. Kỹ thuật trồng cây cải cải thảo

– Khoảng cách trồng: hàng – hàng: 35cm, cây – cây: 40cm

–  Mật độ: 40000 – 42000 cây/ha

– Chọn cây trồng khỏe, đồng đều , không bị nhiễm bệnh, nên trồng vào chiều mát để tránh ánh nắng chiếu làm cây héo rủ khi trồng. Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, trồng xong cần tưới nước ngay luôn để cây con nhanh chóng phục hồi lại.

Kỹ thuật trồng cải thảo

Kỹ thuật trồng cải thảo

– Cây giống khi gieo trong vườn ươm hoặc thùng xốp nếu bị nhiễm sâu tơ thì nên nhổ xử lý ngay ngâm trong 1 phút toàn bộ lá vào dung dịch Regent (1g), Lanate (5g) và BT (5g)/4 lít nước để diệt sâu non và trứng, không nhúng rễ vào thuốc gây rễ bị ngộ độc, chết rễ.

5. Kỹ thuật chăm sóc cây cải thảo

– Sau khi trồng cải thảo xong thường xuyên tưới nước cho cây mỗi ngày. Sau một tuần khi trồng cần kiểm tra lại toàn bộ luống rau, cấy dặm lại những cây yếu, cây bị chết để đảm bảo mật độ ruộng rau cải thảo.

– Tưới nước cho cây cải thảo: Sử dụng nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày để tưới cho cây rau.

– Cây cải thảo là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng nên chính vì vậy chỉ nên cung cấp lượng nước vừa đủ tưới cho cây, tránh ngập úng gây thối rễ ảnh hưởng đến cây trồng. Nên làm rãnh thoát nước để tránh mưa xuống nước ứa đọng gây chết cây.

– Làm cỏ: Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn, nên dọn sạch cỏ trước khi bón phân kết hợp với xới vun cây tạo độ thoáng khí cho cây.

6. Bón phân cho cây cải thảo

– Phân bón: lượng phân bón cho 1 ha/vụ

+ Phân chuồng hoai mục 30 – 40m3, phân hữu cơ vi sinh 1000 kg, vôi bột 1000 – 1500 kg.

+ Phân bón vô cơ NPK 10-50-10+TE nguyên chất: 70kg N + 50kg P2O5 + 60kg K2O

– Trong quá trình chăm sóc có thể phun thêm phân bón lá cho cây như phân Acid Fulvic 95%, Gibberellic Acid 90 (GA3) nguyên chất hoặc các loại phân vi lượng có chứa các thành phần Mg, Mn, Fe, Mo, Cu,… liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì nhà sản xuất.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cải thảo

– Các cán bộ BVTV khuyến cáo, nên trồng cải bao luân canh với cây khác rau họ thập tự, đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

– Tưới phun mưa vào buổi chiều tối có tác dụng rửa trôi bớt trứng, sâu non sâu tơ và hạn chế bướm sâu tơ đến đẻ trứng.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

– Dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang,…) hoặc phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Quây nilon kín quanh ruộng (cao 0,9 – 1,2m) trước khi gieo hạt, để ngăn chặn bọ nhảy vào gây hại.

– Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (cả vụ). Trong trường hợp mật độ sâu bệnh có mật độ quá lớn có thể tiến hành sử dụng thuốc BVTV.

8. Thu hoạch rau cải thảo

– Khi cây được 60-70 ngày có thể thu hoạch rau cải thảo được, tùy theo từng giống.

Thu hoạch cải thảo

Thu hoạch cải thảo

– Khi cây đã cuốn chặt lá với nhau có thể thu hoạch được, dùng dao hoặc dụng cụ chuyên cắt rau cắt sát gốc, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh bên ngoài và hạn chế làm dập nát bắp cải.