Giá lương thực trên toàn cầu đã tăng mạnh trong năm nay, trong đó yến mạch và cà phê (kỳ hạn tương lai) trở thành những mặt hàng tăng giá mạnh nhất.
Ngoài ra, nhu cầu yến mạch trên toàn cầu không ngừng tăng. Tom Brady, Giám đốc điều hành của Trung tâm Hàng hóa JPMorgan thuộc Trường Đại học Kinh doanh Colorado Denver, khi kinh tế các nền kinh tế mới nổi ngày càng tăng, thu nhập của người tiêu dùng tăng theo, số người thuộc tầng lớp trung lưu theo đó cũng tăng, dẫn tới việc thay đổi chế độ ăn uống – thúc đẩy nhu cầu ăn thịt nhiều hơn, “Vì vậy, chính những yếu tố cơ bản về cung và cầu cũng như địa chính trị” đang thúc đẩy giá hàng hóa tăng lên”.
Khi nào ‘gánh nặng’ giá nguyên liệu tăng sẽ chuyển sang các quán cà phê và cửa hàng?
Giá hàng hóa các hợp đồng kỳ hạn tương lai tăng có nghĩa là giá cà phê và yến mạch có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong tương lai.
Trên thực tế, gánh nặng giá cả có lẽ đã bắt đầu chuyển sang vai người tiêu dùng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá ngũ cốc và các sản phẩm bột mì đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê tại Mỹ đã tăng 7% trong một năm qua, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.
Theo David Ortega, Phó Giáo sư thuộc Đại học Bang Michigan – người tập trung vào kinh doanh nông nghiệp: Có thể mất một thời gian nữa để toàn bộ mức giá nguyên liệu tăng cao thể hiện đầy đủ ở các sản phẩm hạ nguồn, vì cà phê là một mặt hàng có thể tích trữ. Ví dụ, Starbucks tháng 7/2021 cho biết họ đã mua cà phê trước từ 12 đến 18 tháng. Các nhà bán lẻ cũng đang xác định mức giá và thời điểm chuyển giá cho người tiêu dùng.
Theo PGS Ortega, các quán cà phê sẽ không chỉ phải phải chịu ảnh hưởng của chi phí cà phê mà còn phải chịu các chi phí khác như lao động và những thiếu hụt khác trong chuỗi cung ứng. Ông nói: “Thật bất thường khi thấy những giá này tăng lên”, “Những tác động của đại dịch đã thể hiện ở giá một số loại hàng hóa, nhưng phần lớn giá tăng đó sẽ được chuyển sang “ví’ của người tiêu dùng”.
Tham khảo: Bloomberg, Ancstockinvestment
Theo Nhịp sống kinh tế