Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Sản phẩm

Hạt giống cà chua kháng xoăn

25.000

Đóng gói:: 30 hạt

SKU HGCCA25
Category

Description

Đặc điểm: Hạt giống cà chua kháng xoăn A25 là loại cà chua phát triển vô hạt, cây có khả năng sinh trưởng trung bình, lá nhỏ và mỏng, lóng ngắn, nút thứ 7 trên thân chính ra hoa, cứ 2 – 3 lá mang một cành hoa, quả có độ cứng tốt, thịt quả dày, quả lớn, độ cứng 0.816 kg/cm2, thời gian bảo quản lâu, vận chuyển đường dài tỷ lệ hao hụt thấp, quả đẹp hình quả táo, màu sắn hồng đỏ đẹp có độ sáng cao, hương vị tốt và ngon. Quả đơn trung bình nặng 200 – 270gam, khả năng chống chịu bệnh toàn diệt tốt, kháng virut khảm cà chua (ToMV) cao, kháng viruts khảm dưa chuột (CMV) trung bình, kháng nấm mốc và héo Fusarium cao, tỷ lệ mốc xám và mốc sương thấp, khả năng chịu nhiệt tốt. Đặc biệt có khả năng chín sớm nổi bật, có khả năng kháng bệnh tốt và chịu ánh sáng yếu. Có thể trồng trong khu vực được bảo vệ hoặc cánh đồng mở.Mật độ trồng 1800 – 2000 cây/1000m2
Gói 1000 hạt giá 350.000vnđ

Lưu ý:
– Bà con lên sử dụng màn phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và bệnh tật, giúp điều hòa độ ẩm, giữ cấu trúc của đất, hạn chế thoát hơi nước, giúp cây hấp thu phân bón hiệu quả.
– Giai đoạn cây ra hoa cần phải đủ nước, không quá ẩm hoặc quá khô đều khiến cây đậu quả ít, nếu khô  hạn kéo dài tưới rãnh là tốt nhất, khoảng 3 -4 ngày tưới 1 lần.
– Giai đoạn ra hoa thường hay có bệnh héo xanh, mặc dù giống cà chua chịu nhiệt này có khả năng kháng bệnh, tuy nhiên bà con cũng cần có biện pháp phòng trừ bằng các loại thuốc.
Phòng trị bệnh đốm lá, cháy lá phòng trừ các bệnh này : Sử dụng Ridomil, Zineb
– Bà con không sử dụng phân bón lá có thành phần đa lượng như NPK mà nên sử dụng phân có thành phần vi lượng, enzim có khả năng tăng sức đề kháng cho cây.

  1. Kỹ thuật trồng hạt giống cà chua chịu nhiệt
  a. Thời vụ:  
 – Vụ đông xuân: trồng cây tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 – 2.   
– Vụ xuân hè: trồng cây tháng 12 – 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 – 4 dương lịch.  
 – Vụ hè thu: trồng cây tháng 6 – 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 – 10.
 
 b. Làm đất:  
 – Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần trước khi lên luống trồng cây con.   
– Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120cm, rãnh rộng 20 – 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây. Trồng cà chua vụ hè thu lên luống cao hơn vụ thu đông để tránh ngập nước.  
c. Mật độ trồng và cách trồng:  
Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau: 
  + Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.  
 + Khi trồng nên cắt bớt rễ cái nếu quá dài để cho cây bén rễ nhanh.  
 + Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong luống để tiện chăm sóc.   
+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều, sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.
   e. Phân bón:  
 Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.   Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.   * Lượng phân bón: (Sử dụng cho 1.000m2 trồng cà chua) 
Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.  
 2. Kỹ thuật chăm sóc 
  a. Tưới nước: 
  Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất.
 Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.   Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. 
Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.
 
  b. Vun xới:  
Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần. 
c. Làm giàn:   Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.
 
 d. Bấm ngọn và tỉa cành:
  Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.   Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.   Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn.   Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.
4. Thu hoạch:   Thu đúng lúc khi cà chua chuyển sang màu hang hoặc đỏ, không để dập nát, xây sát -> dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả -> xếp vào các thing gỗ nhỏ. Bảo quản nơi thoáng mát (không dùng hoá chất như đất đèn để thúc cho quả chín nhanh).