Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Sản phẩm

Hạt giống dưa leo F1

25.000

Đóng gói:: 20 hạt

Category

Description

Hạt giống dưa leo F1  A25 sinh trưởng khỏe, phân nhanh tốt, quả dài 18 – 20cm, quả hình trụ thẳng, màu xanh không bị vàng, loại dưa leo này có sức đề kháng khỏe, kháng virut, cho quả đẹp, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Gói 10gam hạt giá 150000

Mua từ 5 gói giá: 120.000vnđ/gói

Mua từ 10 gói vui lòng gọi điện thoại 0977087005

Giống dưa leo F1 thích độ ẩm nhưng lại không chịu được úng. Vì vậy cần làm hệ thống thoát nước tốt, độ PH 6.0 đến 6.5 là phụ hợp để dưa leo chịu nhiệt có thể phát triển tốt. 

Thời vụ trồng giống dưa leo F1

– Giống dưa leo F1 có thể trồng vụ hè, cây toàn hoa cái, mỗi cây cho thu hoạch khoảng 30 quả, quả dài 20cm, và trọng lượng quả khoảng 90gam. Nhiệt độ gieo trồng thích hợp từ 20 – 35 độ C.

Gieo ươm hạt giống dưa leo F1

– Nếu trồng diện tích lớn để tiết kiệm thời gian và hạt giống bà con nên gieo hạt giống dưa chuột chịu nhiệt trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 (60 hốc/khay) trước khi trồng.

– Đất để ươm hạt hỗn hợp gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc xơ dừa hoặc mùn mục và 30% phân chuồng hoai mục. Sau đó trộn hỗn hợp trên với nhau (nhặt sạch rác, rơm, vật rắn) sau đó đổ vào các khau ươm, ấn nhẹ đất rồi cho khay lên cao cách mặt đất ít nhất 50cm trong nhà có lưới mái che bằng vặt liệu sáng như nylon hoặc tấm nhựa trắng)

– Hạt giống trước khi cho vào bầu ươm cần ngâm hạt trong nước ấm 35 – 40 độ C và ngâm trong 3 giờ, sau đó ủ hạt vào khăn ẩm ở nhiệt độ 27 – 30 độ C. Khi hạt hơi nứt nanh thì đem gieo vào khay ươm. Lưu ý bà con không nên để mầm mọc quá dài mới đem gieo. Sau khi bỏ hạt vào khay ươm. Bà con phủ lớp đất lên và tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Trước khi trồng 2 – 3 ngày thì bà con ngưng tưới nước. 

Làm đất, bón phân, trồng cây dưa chuột chịu nhiệt

– Bà con cần chọn nơi đất cao, dễ thoát nước và chủ động nguồn nước tưới. Đất phù hợp nhất để trồng giống dưa chịu nhiệt là đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát. Trước đó 2 vụ gần nhất không trồng cây cùng họ như bầu bí.

– Trước khi trồng giống dưa chuột chịu nhiều bà con cần cày, bừa kỹ, làm nhỏ đất và dọn sạch cỏ dại. Lên luống 1.2m và cao 30cm, rãnh rộng 30cm.

– Khi đã lên luống xong thì bắt đầu rạch hàng chia luống khoảng cách hai hàng cách nhau 60 – 70cm.

Cách bón phân và phủ luống cho dưa chuột

Bón phân: Lượng phân bón còn tùy theo vào đất đang trồng và theo nhu cầu của từng giai đoạn. Bà con có thể tham khảo lượng phân bón như sau (kg/1000m2)

– Phân chuồng 2000kg

– Vôi 100kg

– Sau khi bón phân chuồng trộn đều, bà con rắc vôi bột lên mặt luống, để phòng sâu hại cây con có thể dùng Basudin 10h với lượng dụng 2.7 – 3kg/1000m2 và bắt đầu phủ nilon. ( Nếu có thể bà con sử dụng nilon 2 mặt để rải lên mặt luống (mặt đen rải xuống dưới và mặt trắng rải lên trên), cần chèn kỹ đất hai bên mép luống rồi đục lỗ với đường kính 10 – 20cm. Khoảng cách mỗi lỗ đục là 60cm. 

– Trồng cây: Cần loại bỏ những cây bị bệnh, cây dị tật và chuyển khay ra đồng, nhất nhẹ bầu cây ra khỏi khay ươm và rãi đều các lỗ trên mặt luống, vùi kính bầu cây dưới đất và tưới thấm nước cho chặt gốc. 

Tưới nước và bón thúc cho giống dưa chuột chịu nhiệt

Dưa chuột chịu nhiệt có bộ rễ ăn nông vì vì nên cần nhiều nước. Kết hợp tưới nước và bón thục ở 3 thời kỳ:

– Lần 1: Khi cây bắt đầu có 5 – 6 lá thật thì bón 20% đạm, 25% lân, 10% kali hòa vào nước để tưới

– Lần 2: Sau khi thu hoạch lứa đầu bón 40% đạm, 25% lân và 30% kali, bón cách xa gốc, sau đó dùng nước tưới gốc.

– Lần 3: Sau lần 2 từ 7 – 10 ngày, hòa nước để tưới nốt phần phân còn lại (40% đạm và 30% kali)

Chăm sóc giống dưa chuột chịu nhiệt

– Khi cây dưa chuột chịu nhiệt có từ 5 – 6 lá thật, lúc ra tua cuốn cần tiến hành làm giàn cho cây. Sau khi buộc giàn chắc chắn, dùng tay quấn dây dưa lên giàn. Công việc này bà con cần làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (Thường cho thu từ 3 – 4 lứa quả).

– Bà con cần nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già phía dưới để tạo độ thông thoáng tránh mầm bệnh.

– Giữ 3 – 4 lá cành cấp 1, mỗi cành chỉ để 1 – 2 đốt quả, cành còn lại cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho quả ở thân chính. 

Phòng trừ sâu bệnh ở dưa chịu nhiệt

– Đối tượng sâu hại ở tất cả các giống dưa chuột nói chung thường là sâu xám, rệp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu đục quả. Bệnh hại chính là sương mai và phấn trắng, héo xanh.

– Ngoài các biện pháp phòng trừ kết hợp thâm canh hợp lý, bón phân cân đối, đúng thời kỳ, vệ sinh đồng ruộng thì khi cần thiết vẫn phải sử dụng thuốc hóa học.

– Nếu phát hiện có sâu  cần dùng các loại thuốc hóa học được phép phun như Sherpa 25EC 0.15 – 0.2%, phu đều 2 mặt lá, thời gian cách ly 7 – 10 ngày. Trebon 10EC 0,1% cách ly 10 ngày, Pegasus 500SC 0,01% hoặc các loại thuốc khác do cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật khuyến cáo .

– Khi chớm sương mai hay phấn trắng xuất hiện thì dùng Ridomil 72 WP phun mỗi lần 1,5kg/ha hoặc Alliette 80WP phun mỗi lần 2 kg/ha hoặc Anvil 5SC với lượng dùng 0,5 – 1 lít thuốc/ha hoặc các loại thuốc khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật hay ghi trên bao bì thuốc. 

Thu hoạch giống dưa chịu nhiệt

– Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4 – 5 ngày tuổi thì có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ làm ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả lứa tiếp theo khiến năng suất giảm. Khi thu quả cần nhẹ nhàng tránh làm đứt dây. NÊn thu quả vào buổi sáng và buổi chiều tưới thúc bón phân. Thời kỳ rộ quả có thể thu 2 – 3 ngày /đợt.

Hình ảnh trồng thực tế: