Description
Hạt giống dưa lưới vàng F1
Đặc tính giống: Giống dưa lưới vàng sinh trưởng khỏe, kháng bệnh rất tốt, có thể trồng được ở ngoài trời. Quả nặng trung bình từ 2.5 – 3kg, quả oval dài, ăn rất giòn và thơm, độ đường từ 15 – 17 %. Vụ chính trồng vụ Xuân, Hè. Thời gian thu hoạch 65 – 70 ngày sau trồng, khoảng cách trồng 40 – 120cm.
Mua gói lớn 100 hạt giá 250.000vnđ
500 hạt giá : 700.000vnđ
1000 hạt giá 1.200.000vnđ
Kỹ thuật trồng dưa lưới vàng ngoài trời
Nhiệt độ gieo trồng dưa lưới vàng
– Dưa lưới vàng thích hợp khí hậu ấm áp, nhiệt độ tốt nhất để dưa phát triển là từ 25 – 33 độ C, phạm vi thích nghi của dưa lưới vàng khá rộng nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét khi nhiệt độ dưới 15 độ C.
Yêu cầu về ánh sáng
– Dưa lưới vàng cần nhiều ánh sáng, khi thời tiết âm u, ít ánh sáng, mưa phùn thì cây dưa sẽ phát triển rất kém, đặc biểm giảm khả năng đậu quả và quả có chất lượng kém. Chính vì vậy bà con cần tránh thời gian đậu quả vào thời tiết mưa nhiều.
Đất và dinh dưỡng cho cây dưa vàng
– Dưa lưới vàng ưa đất thịt nhẹ và đất pha cát nhất là đất phù sa thoát nước tốt và giữ được dinh dưỡng và điều hòa được nhiệt độ đất, giúp cây nhanh có quả và màu sắc quả đẹp, chất lượng dưa ngon.
– Dưa lưới da vàng không nhất thiết luân canh triệt để như dưa hấu, tuy nhiên nếu bà con trồng liên tục trên một mảnh đất thì cũng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của dưa vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.
Thời vụ gieo trồng hạt giống dưa lưới vàng
– Ở miền nam có thể trồng quanh năm, ở miền bắc thì tốt nhất gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, hạn chế bố trí vào vụ ra hoa gặp mưa nhiều.
Kỹ thuật gieo trồng giống dưa lưới vàng
– Ngâm, ủ , ươm cây: Bà con nên ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 2 giờ (nhiệt độ thích hợp nhất cho nảy mầm từ 28 – 32 độ c), Sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24 – 36 giờ để hạt nảy mầm. Lưu ý nếu nhiệt độ nóng hơn hoặc lạnh hơn thời gian nảy mầm sẽ chậm hơn. Dưới 20 độ C hạt khó nảy mầm. Sau khi mới nứt nanh bà con cho vào khay ươm, thời gian ươm từ 10 – 14 ngày khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì bắt đầu tiến hành trồng.
Lưu ý: Chuẩn bị đất để ươm hạt, sử dụng khay ươm hoặc túi ươm hạt, đất gieo hạt sử dụng mụn xơ dừa hoặc tro đã được xử lý chất chát, phân hữu cơ (phân bò, lợn… đã hoai mục) và được xử lý bằng trichoderrma. Sau đó tra hạt tưới ẩm hàng ngày, khay ươm lên được đặt trong nhà ươm có mái che mưa và lưới chắn côn trùng.
– Khi đưa cây con ra trồng nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nên nén chặt gốc, trồng xong nên tưới nước ngay.
Mật độ và khoảng cách trồng dươi lưới vàng
Tùy theo phương pháp trồng mà mật độ trồng có thể khác nhau:
– Trồng bò trên đất: Cây cách cây 50x50cm, hàng cách hàng 1.8m x 2m; mật độ trồng 900 cây/1000m2.
– Trồng leo giàn: Cây cách cây 50cm x 50cm, hàng cách hàng 1.3m x1.4m, mật độ trồng 2900 cây/1000m2. Thiết kế giàn chữ U hoặc A.
Làm đất và lên luống:
– Đất nên cày bừa kỹ, và làm sạch cỏ dại, bón 100kg vôi bột /1000m2 trước khi lên luống 15 ngày.
Bón phân:
– Bón lót: 3 – 4 tấn/1000m2; phân đạm 8kg/1000m2, Phân lân 25kg/1000m2, phân Kali: kg/1000m2.
– Bón thúc: Chia làm 4 lần bón
Bón lần 1: khi cây có 3 lá thật bón 2kg đạm + 2kg kali/1000m2.
Bón thúc lần 2: Khi cây có 5 – 6 lá thật lúc này bắt đầu bấm ngọn xong bón 2kg đạm + 2kg kali/1000m2.
Bón thúc lần 3: Khi cây bắt đầu có hoa cái: bón 4kg đạm + 4kg kali/1000m2.
Bón thúc lần 4: Khi quả chuyển sang màu trắng (tức lúc xuất hiện lưới), chuẩn bị thu hoạch 4kg đạm + 4kg kali/1000m2.
Chăm sóc, bấm ngọn, tỉa nhánh, để trái, tưới nước.
– Cây cho quả chủ yếu trên nhánh cấp 2, khi cây bắt đầu có 5 – 6 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để thúc đẩy nhánh con phát triển và động thời chọn để lại 2 – 3 nhánh con to khỏe nhất, khi nhánh con được 15 – 16 lá thì bắt đầu bấm ngọn để thúc đẩy nhánh cháu phát triển, bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4 và chọn quả từ nhánh cấp 2, để quả giữa lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây nên để 1 quả không nên để quá nhiều.
Lưu ý: Việc bấm ngọn để quả nên thực hiện vào buổi sáng và những hôm nắng ráo để tránh tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập vào vết thương.
– Từ khi trồng đến khi cây chuẩn bị ra hoa tưới nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần giảm lượng nước để cây dễ đậu quả. Cây nở hoa 5 – 7 ngày nên dùy trì lượng nước tưới đến khi chuẩn bị thu hoạch 10 ngày, giảm nước tưới.
– Nước tưới: Nên sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông suối có độ PH từ 6 – 7, nếu cẩn thận hơn bà con sử dụng giấy quỳ tím đo độ ph để đảm bảo đất không bị mặn và không phèn.
– Nếu bà con trồng trong nhà màng thì cần sử dụng ong mật để thụ phấn bổ sung, hoặc phải thu phấn nhân tạo.
Phòng chống sâu và bệnh hại cho cây dưa lưới vàng
Để phòng sâu bệnh hại cho cây dưa lưới vàng bà con ưu tiên áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp:
– Cày sâu, làm đất, phơi đất trước khi trồng để diệt trứng, nhộng sâu hại.
– Sử dụng màng phủ nilon đen để hạn chế sinh vật hại và cỏ dại.
– Bảo vệ thiên địch và sinh vật có ích để hạn chế sinh vật hại và cỏ dại.
– Sử dụng giống kháng bệnh và luân canh cây trồng.
– Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ nguyên tác “4 đúng” ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học để quản lý sâu bệnh hại.
Một số loại sâu bệnh hại thường gặp và cách nhận biết trên dưa lưới da vàng.
1. Bọ dưa
Nhận diện bọ dưa: Loại này kích thước khá to bằng đầu đũa, có màu cam, bay chậm có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi đang ăn phá cây con. Ấu trùng bọ dưa màu trắng ngà, sống trong đất ăn rễ hoặc thân gần mặt đất.
– Tập tính gây hại: Thường xuất hiện từ khi cây còn nhỏ, bọ dưa ăn thủng 2 lá mầm, lá bánh tẻ làm giảm diện tích lá, cây quang hợp kém và bị còi cọc. bọ dưa thường hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, khi bị khua động chúng tường lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất.
– Biện pháp phòng chống: Thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống tạo bẫy để rầy dưa tập trung, sau đó phun thuốc có các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất abmectin; emamectin benzoate.
2. Bọ trĩ
Nhật diện bọ trĩ: Khi trưởng thành chỉ dài 1 – 2mm có màu đen, đẻ trứng rải rác trên mô lá, trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở thì chuyển sang màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trung nhưng không cánh màu vàng nhạt.
Tập tính gây hại: Thường xuất hiện ngay khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây bắt đầu phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Bọ trĩ hoạt động cả ngày và đêm, chúng thường ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá bị xoăn, cứng và giòn. Bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xa. Khi trời râm mát chúng mới bò ra ngoài.
Biện pháp phòng chống
– Nên luân canh với cây trồng khác họ trên đất trồng dưa, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi cư trú của bọ trĩ.
– Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, trong mùa khô nóng, tưới đều đặng bằng cách phun mưa để cho ruộng ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.
– Khi mật độ bọ trĩ cao có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Abamectin; Petroleum oil; Emamectin benzoate; Thiamethoxam…
Thu hoạch và bảo quản:
Dưa lưới nên được thu hoạch đúng thời điểm, dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian sinh trưởng từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) cần bảo vệ trái bằng lưới xốp để quả không xây xát, đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.