Description
Giá: 25 000VNĐ
Ngày nẩy mầm: 7-10 ngày
Ngày ra hoa: 60-70 ngày
Chiều cao cây: 30-35cm
Độ nầy mầm: > 80%
Mùa vụ: Trồng quanh năm
Kỹ thuật gieo trồng hạt giống hoa thược dược
– Ngâm ủ trước khi gieo, ngâm hạt giống hoa thược dược trong nước ấm ( 2 sôi, 3 lạnh ) trong khoảng 4-6 giờ, vớt ra để ráo rồi ủ trong khăn ẩm.
– Gieo trong khay hoặc gieo trực tiếp trên bầu ươm. Phủ nhẹ lên hạt một lớp đất hoặc mỏng 1 cm và tưới nước đủ ẩm.
– Giữ ẩm hạt giống trong suốt thời gian nẩy mầm là từ 7-14 ngày.
– Đất trồng nên chọn đất vườn sạch tơi xốp hoặc đất đen pha cát.
– Phân bón các bạn có thể dùng phân chuồng hoai mục, lúc mới trồng nên bón lót cho cây để cây có nhiều dinh dưỡng.
– Ánh sáng cần thiết cho cây đơm hoa và phát triển. Thược dược cần khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ưa thích từ 15-30 độ C. Nó rất cần độ ẩm cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Nó cần được chiếu sáng đầy đủ nhưng tới khi sắp ra hoa thì cần điều kiện bớt sáng và có lạnh để phân hóa chồi hoa.
1 Thời vụ trồng
Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để có hoa đẹp, trồng vào vụ Đông – Xuân là thích hợp nhất.
2. Khoảng cách trồng
Trồng 40 – 456cm.
3. Bón phân (lượng phân bón cho 1.000 m2)
– 1,5 tấn phân chuồng hoai + 30 kg bánh dầu
– NPK 20-20-15: 15 kg
– DAP: 2 kg
– Supe lân/Lân vi sinh: 20 kg
– Kali Clorua: 5 – 7 kg
– Có thể bổ sung chế phẩm sinh học
Cách bón:
– Bón lót: 100% phân chuồng hoai + 100% Lân + 100% bánh dầu.
– Bón thúc 1: 8 – 10 ngày sau trồng 2 kg DAP tưới vào gốc + chế phẩm sinh học (theo khuyến cáo) + 5 kg NPK.
– Bón thúc 2: 18 – 20 ngày sau trồng 5 kg NPK + 3 – 4 kg KCI.
– Bón thúc 3: 35 – 37 ngày sau trồng 5 kg NPK + 2 – 3 kg KCI + chế phẩm sinh học (theo khuyến cáo).
4 Chăm sóc
Tưới nước 1 ngày/lần.
Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, hạn chế xới đất để tránh đứt rễ.
Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi lá là bấm nông, một búp và 2 – 3 đôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nông, các nhánh phát triển nhanh áp dụng vào nhựng năm rét đậm. Cây có thể lâu cho hoa, bấm nông sẽ mau cho hoa.
5.Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh đốm lá:
Thường phát sinh vào mùa mưa, nóng trên lá xuất hiện các chấm vàng rồi lan ra thành đốm nâu tròn. Có thể dung dung dịch Bocdeaux 0,5% hoặc Zineb 0,1% để phòng trừ.
Bệnh thối rễ:
Chủ yếu do đất tích nước. Sau khi bị bệnh rễ thối đen có thể dùng rượu 600 rửa sạch rồi trồng lại.
Đối với nhện đỏ và rệp ống: có thể dung DDVP 0,05% để phòng trừ.
Nhện bám vào bệ mặt lá, cành cây, hút nhựa, làm khô cành, héo lá. Sử dụng các loại thuốc như Comite, Nissorun 5 EC… để phun phòng trừ.