Description
Hạt giống lá giang (cây lá lồm)
Lá giang là cây thảo mộc sống ở vùng nhiệt đới, cây thân leo và sống lâu năm. Thích ở nơi có ánh sáng mặt trời đầu đủ hoặc bóng râm một phần. Lá màu xanh nam, hoa màu hồng nhạt, trắng hoặc gần trắng, chiều cao cây từ 3.6 – 4.7m, khoảng cách trồng 1.2 – 1.8m/cây. Lá giang dùng nấu canh chua với cá, thịt bò. Trong 100gam lá giang có chứa 85,3g nước, 3,5g protein, 3,5g glucid, 0,6mg carotein, 26mg vitamin C. Rau lá giang có tác dụng giải nhiệt tốt, lá giang giã lấy nước uống để chữa ngộ độc sắn (mì)
Yêu cầu về PH của đất:
6,1 đến 6,5 (có tính axit nhẹ)
6,6 đến 7,5 (trung tính)
7,6 đến 7,8 (kiềm nhẹ)
Phương pháp trồng nhân giống cây lá giang (lá lồm)
– Có thể giâm cành, hoặc gieo hạt ở thời tiết ấm áp.
Tên khoa học: Aganonerion polymorphum Pierre ex Spire
Tên tiếng việt là: Dây dang; Dây lá giang, Giang chua, Dây đực, lá lồm
Kỹ thuật ươm hạt giống cây lá giang (lá lồm)
– Ngâm hạt giống lá giang trong nước khoảng 15 – 24 giờ, sau đó đem ủ trong khăn ẩm để nơi ấm và ánh sáng yếu khoảng 1 tuần (Hoặc có thể vùi dưới đất ẩm) Hạt giống sẽ nảy mầm trong 7 – 10 ngày với nhiệt độ ấm áp ở khoảng 23 – 25 độ C, tỷ lệ nảy mầm đạt 75%. Sau khi hạt giống lá giang nảy mầm cho vào khay ươm hạt để trồng. Để cây trong mái che và tưới nước sau 2 tháng cây khỏe phát triển tốt thì đem ra trồng.
Lá giang chữa bệnh gì?
– Lá giang chữa sỏi đường tiết liệu: Thân lá giang hoặc lá 100 – 200gam sắc uống nhiều lần trong ngày.
– Lá giang chữa đầy bụng khó tiêu: Lá giang 30 – 50gam sắc uống liên tục.
– Lá giang chữa đau dạ dày, đau nhức xương khớp: sử dụng rễ hoặc lá cây lá giang liều lượng từ 20 – 40gam sắc uống. Bài thuốc này thước kết hợp với một số vị thuốc khác.
– Lá Giang chữa mụn nhọt, lở ngứa, vết thương nòoài da: Sử dụng lá giang tươi rửa sạch giã nát đắp nên vết thương.
– Lá Giang chữa viêm bàng quan: Lá giang nấu canh chua với cá hoặc thịt gà có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt.