Description
Đặc tính giống: Hạt giống mướp hương cho trái hình trụ xuông dài trọng lượng trái 240x300gr, năngsuất cao, sinh trưởng phát triển khỏe, thu hoạch sớm (45 ngày sau trồng),hương vị ngọt ngào, rất thơm được người tiêu dùng ưa chuộng.
+ Lượng giống gieo trồng: 35gr-40gr/360m2, cây cách cây 45cm, hàng cách hàng 60cm.
Thời vụ: Có thể trồng quanh năm
Ở miền Bắc: Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
Ở miền Nam: Vụ chính Đông Xuân, Xuân Hè.
Ở miền Trung: Vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Đất đai:
Đất thịt pha cát là tốt nhất, vùng đất phải được thoát nước tốt, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5, nếu độ pH < 6 phải tăng lượng phân bón vôi, vụ trước không trồng các cây thuộc họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí rợ,…)
Mật độ khoảng cách trồng:
Trồng giàn: Cây cách cây trên hàng: 0,8 – 1m
Hàng đôi cách hàng đôi: 4,5 – 5m
Xử lý ngâm ủ hạt giống mướp hương:
a)Ngâm ủ hạt giống mướp hương
Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống mướp hương theo trình tự như sau:
Trước khi ngâm hạt giống mướp hương, cần phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 3 – 3,5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước).
Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 280C – 300C là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.
3. NGÂM Ủ:
Ngâm hạt trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) khoảng 4-6 giờ, sau đó vớt ra, có 2 cách:
Cách 1: Đem hạt đi trồng.
Cách 2: Ủ cho hạt nứt nanh rồi đem đi trồng (ủ khoảng 36- 48 giờ).
Cách ủ: Hạt ngâm trong nước ấm xong, vớt ra, rửa sạch cho hạt vào khăn ẩm (Khăn nhún trong nước ấm rồi vắt thật khô) gói hạt lại, bên ngoài quấn thêm vài lớp khăn nữa để giữ ẩm.
4. KỸ THUẬT CANH TÁC
Khi cây được khoảng 5-7 lá bấm ngọn sau đó chừa lại 3-4 nhánh to khỏe.
4.1. Mật độ – khoảng cách.
Trồng làm giàn: Cây cách cây 0,5 – 0,7m, hàng đơn 1,4 m. Số lượng cây/1000m2 khoảng 1200 cây.
4.2. Phân bón cho 1000m2.
Phân chuồng hoai 1000kg, vôi 50 – 100kg, Urê 20kg, DAP 3kg, Kali (muối ớt) 6kg, Nitrat Bo 5kg, N-P-K:(20-20-15) 40kg, Lân 30kg.
* Cách bón: Khi làm đất rải toàn bộ vôi.
Bón lót: Toàn bộ chuồng và phân lân.
Bón thúc:
Lần 1: Khi cây được 7-10 ngày bón 2kg Urê + 1kg DAP (có thể ngâm phân, pha loãng rồi tưới).
Lần 2: Khi cây được 15-17 ngày 3kg Urê + 2kg DAP (bón như lần 1).
Lần 3: Khi cây được khoảng 25-27 ngày bón 15kg N-P-K(20-20-15) + 2.5kg Nitrat Bo.
Lần 4: Khi cây được khoảng 38-40 ngày (bón lượng phân như lần 3).
► Sau khi thu hoạch lần đầu cứ 7 ngày bón 2kg(20-20-15)+3kg Urê +1.5kg Kali.
Chú ý: Do đất tốt xấu khác nhau nên công thức phân trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Quả mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, làm mát máu, giải độc, chữa chứng đậu sởi, thông kinh mạch, thông sữa, khỏi lở sưng, đau nhức và bổ khí, an thai. Nó có tính chất làm kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn của máu. Mặt khác, nó có thể xem như vị thuốc làm dịu, vì có một lượng lớn chất nhầy. Phụ nữ đẻ ít sữa thường nấu mướp với chân giò heo để ăn hoặc hàng ngày ăn canh mướp hương nấu với đậu phộng hoặc mè (vừng) giã nhỏ.
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu. Được chỉ định dùng trị đau thấp khớp, chứng đau cơ, đau ngực, mất kinh, viêm vú, tắc tia sữa, phù thũng và dùng cầm máu.
Chữa tắc tia sữa: Dùng quả mướp cả hạt khô, đốt tồn tính (đốt cháy đen nhưng không ra bột), tán bột uống với rượu, mỗi lần 8 g, và dùng xoa đắp ngoài sẽ thông.
Phụ nữ kinh nguyệt không thông hoặc hành kinh không được: Dùng quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột uống vào lúc sáng sớm với rượu.
Trĩ ra huyết, trực tràng ra huyết, phụ nữ xuất huyết tử cung: Dùng xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 g.
Lá mướp: Có vị đắng và chua, tính hơi lạnh, có tác dụng kháng viêm, làm long đờm, chống ho. Thường dùng trị ho, ho gà, đau đầu khát nước vào mùa hè. Dùng ngoài trị chảy máu vết thương, bệnh ecpet mảng tròn, chốc lở.
Chữa trẻ em lở đầu: Dùng lá mướp giã nhỏ vắt lấy nước cốt tẩm vào. Để trị nước ăn chân, dùng lá mướp vò nát, xát lên chỗ ngứa. Để trị vết loét lâu bồi, dùng lá mướp khô đốt tồn tính, tán bột mịn, rắc lên vết thương ngày 1 – 2 lần (sau khi đã rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 9%). Phối hợp với bột nghệ vàng dùng rắc lên vết thương đang lên da non cũng tốt.
Hạt mướp: Có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông mạch, chống ho, làm long đờm. Dùng chữa ho và đờm dãi nhiều, bệnh giun đũa và táo bón.
Rễ mướp: Có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kháng viêm, thường dùng chữa viêm mũi, viêm xoang. Chữa các loại lở ngứa chảy nước: nấu nước rễ mướp già ngâm rửa.
Tua cuốn của mướp dùng chữa đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản. Liều dùng: xơ mướp, lá 10 – 15 g, hạt 5 – 10 g, tua cuốn 30 – 60 g và rễ 15 – 30 g sắc uống. ó