Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Biện pháp xử lý Sâu Xanh Da Láng gây hại trên từng loại cây trồng

Sâu xanh da láng có tên khoa học là Spodoptera exigua, thuộc Họ Ngài Đêm (Noctuidae), Bộ Cánh Vảy (Lepidopera). Chùng thường gây hại trên các cây họ đậu, hành tím, cà chua,… Loài sâu này kháng thuốc rất nhanh nên rất khó phòng trừ. Khi mật độ sâu cao, cây trồng bị hại nặng sẽ chậm phát triển và làm giảm giá trị thương phẩm.

Đặc điểm của sâu xanh da láng

Đặc điểm hình thái

Trứng: Đẻ thành từng ổ trên lá, tập trung từ giữa lá đến ngọn lá, mỗi ổ từ 20-30 trứng, ổ trứng được phủ bởi một lớp lông trắng bên trên. Một con trưởng thành có thể đẻ 3-4 ổ/ lá. Sau 5-7 ngày thì trứng nở ra sâu non.

Đặc điểm của sâu xanh da láng

Sâu non: Có 6 tuổi, cụ thể:

☑ Tuổi 1: Thân sâu màu xanh vàng, đầu đen bóng, nhiều lông. Trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt, thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 – 5 ngày.

☑ Từ tuổi 2: Bụng chuyển từ trắng sang màu vàng xanh, có thể nhìn thấy các đốt trên thân rõ dần hơn. Trên thân có 3 sọc màu trắng mờ, một sọc giữa lưng và 2 sọc ở hai bên thân. Thời gian phát triển của sâu tuổi 2 từ 2-4 ngày.

☑ Tuổi 3: Màu sắc của thân chuyển dần sang xanh lá cây. Đầu màu vàng nhạt, bóng, nhiều lông. Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2-3 ngày.

☑ Từ tuổi 4 trở đi các vạch trên cơ thể sâu rõ dần, cơ thể có màu xanh nhạt.

Nhộng: Có màu nâu, ở trong đất, lá khô, cỏ.

Trưởng thành: Là một loại bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân.

Đặc điểm sinh thái và gây hại

☑ Vòng đời: 30 – 40 ngày. Trong đó Trứng: 2 – 5 ngày, Sâu non: 15 – 20 ngày, Nhộng: 7 – 10 ngày, Trưởng thành: 2 – 3 ngày.

Sâu xanh da láng thường phát triển và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ít mưa.

☑ Sâu non mới nở gặm biểu bì lá. Sâu lớn tuổi phát tán rộng ra, ăn khuyết phiến lá, cắn đọt non làm lá xơ xác chỉ còn lại gân lá. Sâu đục khoét lỗ trên quả, không sống trong lỗ.

☑ Sâu xanh da láng gây hại cây họ đậu, hành tím,….

Biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng hại đậu

Biện pháp canh tác

sâu xanh da láng

☑ Đưa nước ngập ruộng để diệt nhộng.

☑ Cày xới đất, làm sạch đất trước khi tiến hành trồng vụ mới.

☑ Bón phân cân đối hợp lý cũng là biện pháp hạn chế bớt sâu bệnh phát triển.

☑ Luân canh với cây trồng cạn, cây lúa nước không bị sâu hại.

☑ Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện và thu gom các ổ trứng mang đi tiêu huỷ.

☑ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư sau thu hoạch.

☑ Có mật độ trồng cây thích hợp.

Biện pháp sinh học

☑ Sử dụng thiên địch gồm: Nhóm ký sinh có hai loài ong kén nhỏ thuộc họ Braconidae. Loài ruồi thuộc họ Tachinidae và Nhóm vi sinh vật có vi khuẩn tấn công.

☑ Dùng bả chua ngọt để bẩy ngài đẻ trứng.

Pha thuốc: Cứ 1 ha dùng 1 kg mật mía pha loãng với 5 lít nước đổ vào xô nhựa, để nguội, trộn với 1 lít dấm chua, 3kg chuối tiêu chín kỹ, 0,5kg bã rượu nghiền nhỏ, 1 gói thuốc trừ sâu Peran 50 EC + 2g Dipterex, trộn đều thành hỗn hợp đặc sệt.

Dụng cụ: Lấy 1 nắm rơm khô buộc lên đầu cọc dài 1m, nhúng phần rơm vào hổn hợp thuốc , 1 ha dùng 200 cọc , 6-8 cọc/sào.

Cách dùng: Cắm bả vào chiều tối không mưa, cứ 3 – 5 ngày nhúng lại hỗn hợp thuốc, lặp lại 3 lần. Con ngài hoạt động đẻ trứng buổi tối, gặp bả thơm bị hấp dẫn trúng độc thuốc sẽ chết trước khi đẻ trứng.

Biện pháp hóa học

☑ Khi mật độ sâu xuất hiện nhiều, gây hại rộng thì phải sử dụng thuốc hoá học đặc trị như thuốc trừ sâu Sherzol 205 EC, Lancer 97DF, Comda gold 5 WD…

Comda gold 5 WD

☑ Kết hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin với các chế phẩm đặc trị sâu. Hoặc dùng các thuốc vi sinh như: Biocin 16WP, Olong 55WP, Biocin 8000SC, Vi-BT, Xentari 15FC, Delfin WG…

☑ Để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học như Dylan 2EC, Catex 3.6EC để phun. Vì các sản phẩm này có thời gian cách li ngắn (4 ngày), phân huỷ nhanh.

Đặc biệt thuốc có khả năng tiếp xúc, vị độc và thấm sâu cực mạnh nên hiệu quả rất cao đối với sâu xanh da láng.

Liều lượng: Dylan 2.0EC pha 7 ml/bình 8 – 12 lít nước, Catex 3.6EC pha 8 – 10ml/bình 12 lít nước, phun ướt đều cây.

Lưu ý:

☑  Thời gian thích hợp nhất để phun thuốc là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi đó sâu chui lên phá hại cây trồng nên dễ tiếp xúc với thuốc hơn.

☑ Thời điểm phát hiện thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung thì nên tiến hành phun thuốc luôn.

☑ Do tính kháng thuốc mạnh nên cần phải áp dụng phun luân phiên như trên để đạt hiệu quả cao.

☑ Vào cuối vụ Xuân – Hè thì mật độ thiên địch thường tăng cao như nấm ký sinh, vi rút NPV, ong kén trắng… vì vậy cần để ý tránh phun thuốc vào lúc này.

Sâu xanh da láng gây hại hành tím

Triệu chứng

Sâu xanh da láng gây hại hành tím

Sâu gây hại bằng cách cạp thịt lá làm mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp làm bụi hành còi cọc, lá bị cạp thủng lỗ chỗ, gãy gập, đứt ngọn. Sâu thải phân bên trong ống hành.

Trường hợp mật số cao sâu ăn rụi hết lá, không còn lá để bó khi thu hoạch, sâu còn gây hại cả củ.

Biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng hại hành tím

Biện pháp canh tác và thủ công

☑ Làm đất kỹ, tơi xốp, mật độ trồng không quá dày.

☑ Chọn giống có khả năng sinh trưởng tốt va tỷ lệ đâm chồi cao. Nếu thiếu giống bắt buộc phải lấy thì chỉ lấy ở những ruộng bị hại nhẹ.

☑ Đối với loại giống này trước khi trồng nên nhúng hành vào dung dịch thuốc Mimic 20F (cứ 1 lít nước thì pha 1,5 cc thuốc) sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem trồng (khi trồng nhớ đeo găng tay cao su để tránh bị nhiễm thuốc).

☑ Chỗ hành giống này nên trồng riêng ra một khu vực để sau này dễ theo dõi, phòng trị.

☑ Bổ sung dinh dưỡng canxi, silic bằng cách phun Hợp Trí CASI liều lượng pha 25-30ml/16 lít nước. Cách làm này giúp bộ lá dày cứng, hạn chế sâu gây hại.

Hợp Trí CASI

☑ Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm, tưới nước đầy đủ. Khi bón lót hoặc bón thúc có thể trộn cùng Hợp Trí Super Humic 1kg/1000m2  để cây ra rễ mạnh, sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt.

Hợp Trí SuperHumic

☑ Phải kiểm tra ruộng hành thường xuyên để phát hiện sớm và thu gom các ổ trứng của sâu đem tiêu hủy.

☑ Dùng tay bóp nát hoặc ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

Biện pháp hóa học

☑ Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu, các bạn nên dùng các loại thuốc vi sinh như: Biocin 16WP, Olong 55WP, Biocin 8000SC, Vi-BT, Xentari 15FC, Delfin WG….

☑ Nếu mật số sâu thấp, gây hại nhẹ:

Lần 1: Sử dụng kết hợp Actimax 50WG với Thiamax 25WG theo tỷ lệ pha 10 g + 4 g với 16 lít nước.

Actimax 50WG

Lần 2: Thay thuốc trên bằng cách pha hỗn hợp Brightin 4.0EC + Thiamax 5WG theo tỷ lệ 10 ml + 4 g với 16 lít nước để phun.

Thiamax 5WG

☑ Trường hợp mật số sâu cao, gối lứa, gây hại nặng:

Lần 1: Kết hợp Actimax 50WG với Secure 10EC, pha thuốc theo công thức tương ứng 10 g + 20 ml với 16 lít nước để phun.

Secure 10EC

Lần 2: Luân phiên phun theo công thức Brightin 4.0EC + Secure 10EC: 10 ml + 20 ml/ 16 lít nước.

Lần 3: Ở lần phun tiếp này có thể dùng Brightin 4.0EC cùng với Prevathon 5SC, pha tương ứng 10 ml + 20 ml với 16 lít nước.

Brightin 4.0EC

Lần 4: 10g Actimax 50WG pha cùng 20ml Prevathon 5SC (Chlorantraniliprole) với 16 lít nước để phun.

Lưu ý:

☑ Nên phun xịt thuốc vào các buổi chiều mát để đến đêm sâu chui ra ngoài “hóng sương” dễ bị trúng thuốc hơn.

☑ Những ruộng đã bị sâu gây hại nhiều, sau khi xịt thuôc nên bón bổ sung phân để cây nhanh phục hồi.

☑ Hành là loại rau ăn lá, ngắn ngày vì thế khi dùng thuốc các bạn phải tuyệt đối bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để không gây ngộ độc cho người ăn.