Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các loại rau màu hoặc cây có múi và trên mỗi loại nhóm cây mà đặc điểm và triệu chứng gây hại cũng hoàn toàn không giống nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp người dân có thể phân biệt rõ hơn về loại sâu khó trị này.
Sâu vẽ bùa gây hại trên rau
Đặc điểm hình thái
Có tên khoa học là Liroomyza spp., họ Agromyzyiidae
Trứng: Có kích thước rất nhỏ, màu trắng hồng, đường kính khoảng 0,2 mm.
Ấu trùng: Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng mốc câu màu đen, thời gian phát triển từ 3-4 ngày.
Nhộng: Có chiều dài 1,5 mm rộng 0,7 mm, màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất. Thời gian phát triển của nhộng 6-8 ngày.
Trưởng thành:
☑ Thân dài 1,3-1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng.
☑ Cánh trước có chiều dài 1,4 mm, rộng 0,6 mm.
☑ Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ màu vàng nhạt.
☑ Phần bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen.
Cơ chế gây hại
Sâu vẽ bùa cái làm thành nhiều lỗ ở chóp lá hay dọc theo bìa lá rồi đẻ trứng, trứng nở ra dòi, lúc này chúng đục giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo.
Ban đầu chỉ là đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của ấu trùng, làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá.
Khi trưởng thành dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây (dính trên lá chỗ cuối đường đục) hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.
Khả năng gây hại
Sâu vẽ bùa thường gây hại cho cây ở giai đoạn lá non. Sâu đục phá làm lớp biểu bì bị tách khỏi lớp nhu mô, sâu đi đến đâu biểu bì lá phồng lên đến đó.
Lá rau khi bị sâu vẽ bùa thường quăn, co dúm và biến dạng, làm giảm khả năng quang hợp và khả năng sinh trưởng của cây, ảnh hưởng đến năng suất.
Phương pháp diệt trừ sâu vẽ bùa trên rau
☑ Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dư cây trồng.
☑ Áp dụng biện pháp luân canh thay đổi cây trồng.
☑ Dùng chất nicotin sunphat để phun cho cây, theo cách sau: Lấy 1 bát nước điếu (thuốc lào) hoà với 3 chén nước lã là có được loại thuốc đặc hiệu để trị sâu vẽ bùa. Dùng nước đó phun hoặc vẩy lên cây cối. Loại bướm đẻ sâu vẽ bùa ngửi thấy mùi hôi này sẽ bỏ đi ngay.
☑ Sử dụng thuốc hóa học
Trigard 100SL
Có cơ chế tác động mới: cắt đứt vòng đời của sâu vẽ bùa bằng cách làm biến dạng và ngăn cản sự phát triển.
Có hiệu quả diệt dòi gây hại rất cao ngay cả trong trường hợp dòi đã kháng thuốc và không bị mưa và nước tưới rửa trôi.
Thành phần: Cyromazine 100g/L
Cách dùng: Pha 20ml/bình 16 lít, phun 4 bình/1.000m2, hoặc 30ml/ bình 25 lít, phun 2,5- 5 bình/1.000m2. Phun khi thấy sâu xuất hiện.
Vertimect 1.8 EC
Là thuốc trừ sâu diệt khuẩn để chống lại sâu bệnh trong rau và hoa quả. Sản phẩm chống côn trùng kháng thuốc trừ sâu trong nhóm pyrethroid hoặc organophosphorus. Sau khi nhiễm thuốc, côn trùng lập tức ngừng ăn, bất động và sẽ chết sau đó từ 2 – 4 ngày.
Thành phần: Abamectin 18 gr/l.
Cách dùng: Pha 10-20ml với bình 25 lít nước, phun 400-500 l/ha.
Sâu vẽ bùa hại cây có múi
Đặc điểm hình thái
Tên khoa học: Phyllocnistic citrella. Họ: Gracillariidae
Trứng có hình bầu dục, kích thước từ 0,3–0,4mm, màu trong suốt, đến lúc gần nở thì trứng có màu trắng vàng.
Ấu trùng: thân dẹp, không có chân, có màu vàng. Ấu trùng mới nở dài khoảng 0,5 mm, trong suốt, đẫy sức dài khoảng 4 mm.
Nhộng có màu vàng nhạt hoặc nâu đậm,co dạng hình thoi, dài khoảng từ 2–2.5mm.
Sâu trưởng thành có kích thước nhỏ, thân dài từ 2–3mm. Toàn cơ thể có có màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước có hình lá liễu, lông viền ở mép cánh màu tro, dài. Cánh sau nhỏ, có dạng hình kim, có lông phía mép cánh màu xám đen.
Đặc điểm sinh thái
Vòng đời trung bình là 19–38 ngày. Trứng: 1 – 6 ngày; Sâu non: 4 – 10 ngày; Nhộng: 7 – 12 ngày; Trưởng thành: 7 – 10 ngày.
Sâu trưởng thành là một loại ngài, hoạt động mạnh vào buổi chiều tối. Sâu thường đẻ ở 2 mặt lá, chủ yếu ở gân chính của lá, trong vòng 2–30 ngày sâu trưởng thành đẻ trung bình từ 60–80 quả/con cái.
Cơ chế gây hại
☑ Sâu non mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì, tạo thành đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ.
☑ Sâu lớn dần thì đường đục cũng lớn dần theo. Khi đẫy sức sâu non đục ra mép lá, nhả tơ dệt kén để hóa nhộng ở đó.
☑ Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 – 290C, ẩm độ 85-90%. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm khi cây ra đọt non, nhiều nhất là vào tháng 7,8,9.
Triệu chứng gây hại
☑ Những lá bị sâu vẽ bùa gây hại bị co lại, biến dạng, quăn queo sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi non và quá trình quang hợp của lá ảnh hưởng đến sự sinh rưởng và năng suất của cây.
☑ Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng.
☑ Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường.
☑ Không những trực tiếp gây hại mà còn gián tiếp truyền bệnh loét trên cam quýt, tạo điều kiện cho bệnh loét lá do vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh.
Biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa trên cây có múi
Biện pháp canh tác
☑ Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu.
☑ Thường xuyên tỉa cành, tạo tán, hạn chế sự phá hại của sâu.
☑ Có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt nếu sâu nặng.
☑ Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt, lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập vào lá, hạn chế sâu vẽ bùa gây hại.
Biện pháp sinh học
Đây là biện pháp lành mạnh, an toàn và hiệu quả nhất bằng cách sử dụng thiên địch.
☑ Thiên địch ký sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70-80%.
☑ Thiên địch bắt mồi: Các loại thiên địch bắt mồi như kiến vàng (Oecophylla smaragdina),…
Có thể dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc như tỏi và ớt…. Hay các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm như nấm Steptomyces avermitilis ,….
Biện pháp hóa học
☑ Sử dụng thuốc SAIRIFOS 585EC, LANCER 50SP, SHERZOL 205EC, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC… để phòng trị. Nên phun thuốc hoặc dầu khoáng ngay khi chồi mới nảy dài khoảng 2 – 4cm.
☑ Sau khi thu hoạch cắt tỉa cành, trộn Hợp Trí SuperHumic+Micromate (10kg + 20kg)/ha bón chung phân NPK giúp cây hồi phục nhanh, sinh trưởng tốt tăng đề kháng, hạn chế được sâu gây hại.
☑ Một số thuốc phun khi thấy sâu vẽ bùa mới xuất hiện:
✔️ Nurelle D 25/2.5EC, pha 500 ml thuốc với 200 lít nước.
✔️ Wellof 330EC, pha 500 ml thuốc với 200 lít nước.
✔️ Cyper 25EC, pha 250 ml với 200 lít nước.