Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái giúp đạt năng suất cao

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng năng suất, chất lượng của trái thanh long. Trong bối cảnh sản xuất thanh long ở nước ta đang gặp khó khăn, liên quan đến chất lượng sản phẩm, thì việc nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái sẽ giúp bà con chăm sóc thanh long bền vững, đáp ứng được thì trường trong và ngoài nước. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái, giúp cây đạt năng suất chất lượng cao.

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long

– Mỗi lần vào vụ của thanh long ở những vùng trồng, tại các vườn đều điểm thắm một màu đỏ hồng, màu của những trái thanh long chín mọng. Để có được những trái thanh long đẹp, ngon thì đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu kỹ về kỹ thuật trồng và cũng như cách chăm sóc, bón phân, tưới nước cho cây đúng theo quy trình kỹ thuật.

– Như bà con đã biết cây thanh long có thể một năm cho 3 vụ thu hoạch, chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long là điều rất quan trọng. Để cây thanh long có thể cho được những trái ngon, ngọt, đảm bảo được dinh dưỡng bí quyết đạt được những điều này là nằm ở cách chăm sóc thanh long giai đoạn nuôi trái. Đặc biệt là quy trình bón phân cân đối.

– Ở giai đoạn cây nuôi trái cần lượng phân bón phù hợp, phải đoán đúng liều lượng, đúng thời điểm. Thích hợp với từng giai đoạn của cây sinh trưởng.

– Ở giai đoạn nuôi trái để giúp cây có thể tăng độ ngọt, trọng lượng quả nên chú trọng bón kali cho cây hiệu quả hoặc chọn những dòng phân chuyên dùng có các thành phần kali sunphat. Cách bón trực tiếp hoặc qua hệ thống tưới cũng được nhà vườn luôn phiên áp dụng để cây có thể hấp thu tốt nhất.

2. Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái

– Ở mỗi vùng trồng cây thanh long đều có kỹ thuật bón phân khác nhau. Bởi mỗi vùng trồng đều có khí hậu, đất canh tác và thời tiết khác nhau, nên cần điều chỉnh lượng phân cho cây phù hợp với từng vùng và khí hậu.

– Tuy nhiên, khi cây đang trong giai đoạn nuôi trái người trồng cần bón bổ sung phân theo quy trình sau:

+ Vào giai đoạn cây nuôi trái cây cần bổ sung hàm lượng kali cao để giúp trái to, đều màu, ngọt và ngon hơn, giúp nâng cao giá trị của trái thanh long.

+ Ở giai đoạn trái chín hoặc gần chín cần bón lượng kali cao hơn thông thường để tạo mẫu mã đẹp, tạo độ ngọt cho trái và giúp chất lượng trái cao hơn cách bón phân thông thường.

Bón bổ sung kali cho cây giai đoạn nuôi trái giúp cây đạt năng suất cao

Bón bổ sung kali cho cây giai đoạn nuôi trái giúp cây đạt năng suất cao

+ Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun sương để bón phân cho cây giúp cây có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và cung cấp kịp thời nên từng giai đoạn trái phát triển đều, tư mẫu mã, cân nặng sẽ tốt hơn bón tay thông thường.

– Ở giai đoạn này cây không cần bón bổ sung quá nhiều các hàm lượng trung-vi lượng, chỉ khi quan sát các cành trên cây có biểu hiện thiếu mới nên bổ sung cho cây hoặc nên bổ sung cho đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây khi bón theo chu kỳ của cây trước đó.

– Theo các nhà khoa học chăm sóc thanh long hiệu quả cần nắm vững sinh lý cây khi áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác cung cấp dinh dưỡng cân đối hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của cây, có tác dụng giúp vườn cây phát triển, phòng trừ dịch hại cho năng suất bền vững cao.

– Theo đó, ngoài phân bón hữu cơ thì nhà vườn cần lưu ý bón phân khoáng NPK chuyên dùng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây, cụ thể:

+ Ở giai đoạn cây thanh long tăng trưởng và sau thu hoạch hoặc giai đoạn vừa tỉa cành xong cần phục hồi, nhà vườn cần bón cân đối NPK có bổ sung trung vi lượng có bổ sung công thức có thành phần đạm, lân cao như đầu trâu NPK 20-15-5, NPK 16-16-8-6S+TE.

+ Liều lượng tùy vào tuổi cây và năng suất vụ trước có thể bón 100-200g/gốc, 7-10 ngày/lần hoặc 200g/gốc bón 1 tháng 1 lần.

+ Giai đoạn sau trong đèn: Để hỗ trợ thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu trái cao, mẫu mã đẹp, bà con nên chọn các loại phân NPK với tỉ lệ cân đối như NPK 16-16-16, NPK 15-5-20.

+ Giai đoạn nuôi trái: Bón các công thức kali cao như: đầu trâu thanh long, NPK 15-5-20. Lượng bón 100-200 g/gốc, 7-10 ngày/lần, chia nhỏ lần bón như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

– Thành phần kali sunphat trong phân sẽ nâng cao chất lượng và mẫu mã của trái thanh long.

3. Phòng trừ sâu bệnh hại cây thanh long

– Để đảm bảo được thành phần dinh dưỡng có trong trái cần đảm bảo cây phải sạch bệnh.

– Nên cắt tỉa cành sâu bệnh hại, loại bỏ những quả bị nám có hiện tượng bị nhiễm bệnh kết hợp vệ sinh vườn tạo cho vườn được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại tấn công.

– Vào mùa mưa bà con cần chú ý hạn chế bón đạm cho cây, bởi vào mùa mưa độ ẩm cao, gây nên một số bệnh thối nhũn, bệnh đốm nâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của trái thanh long và cây dễ bị nhiễm bệnh.

– Tuy nhiên nếu thời tiết khắc nghiệt nắng hạn cao thì sẽ ảnh hưởng đên cành bị teo tóp, mất nguồn dinh dưỡng làm cho trái nhỏ, mất năng suất.

– Chính vì thời tiết ngày càng khắc nghiệt khiến sâu bệnh hại ngày càng thuận lợi phát triển, nên bà con cần chú ý thăm đồng thường xuyên, để có biện pháp phòng và điều trị thích hợp.

– Lắp đặt hệ thống tưới nước dưới gốc cho cây để hạn chế được tình trạng thất thoát nước, đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cây, hạn chế được tình trạng sâu bệnh hại tấn công.

Lắp đặt hệ thống phun sương dưới gốc cây thanh long

Lắp đặt hệ thống phun sương dưới gốc cây thanh long