Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần cẩn thận

Bạn có thể pha giấm táo vào nước hoặc trộn salad nhưng không được dùng quá nhiều.

Giấm táo đã được sử dụng như một loại thuốc bổ trong hàng nghìn năm qua. Nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần cẩn thận

Ảnh: Times of India

Giấm táo là gì?  

Giấm táo được làm theo quy trình lên men hai bước từ táo được cắt hoặc nghiền nát. Quá trình sản xuất giấm táo truyền thống mất khoảng một tháng. Hiện nay, một số nhà sản xuất đã đẩy nhanh quá trình này xuống chỉ còn một ngày.

Trong giấm táo có axit axetic – hợp chất hữu cơ có vị chua và mùi mạnh. Một muỗng canh (15 ml) giấm táo chứa khoảng 3 calorie và hầu như không có carb.

Tác dụng giảm cân 

Một số nghiên cứu cho thấy axit axetic trong giấm táo thúc đẩy giảm cân bằng cách giảm lượng đường trong máu, giảm mức insulin, cải thiện trao đổi chất, giảm tích trữ chất béo, ngăn chặn sự thèm ăn.

Giấm táo cũng thúc đẩy cảm giác no, làm giảm lượng calorie hấp thụ, chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày.

Tuy nhiên, các tác dụng trên lại gây hại cho những người bị tiểu đường hoặc mắc bệnh dạ dày.

Trong nghiên cứu kéo dài 12 tuần, 144 người trưởng thành béo phì ở Nhật Bản uống 1 muỗng canh (15 ml) giấm táo, 2 muỗng canh (30 ml) giấm táo hoặc đồ uống giả dược mỗi ngày.

Họ có chế độ ăn uống và sinh hoạt như bình thường trong suốt quá trình nghiên cứu.

Những người uống 1 muỗng canh (15 ml) giấm mỗi ngày giảm 1,2 kg, giảm 0,7% mỡ, giảm 1,4 cm vòng eo.

Những người uống 2 muỗng canh (30 ml) giấm mỗi ngày giảm 1,7 kg, giảm 0,9% mỡ, giảm 1,9 cm vòng eo.

Những người dùng giả dược tăng trung bình 0,4 kg, vòng eo tăng nhẹ.

Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần cẩn thận

Các tác dụng sức khỏe khác

Ngoài việc thúc đẩy giảm cân và giảm béo, giấm táo còn có một số lợi ích khác:

– Giảm lượng đường trong máu và insulin: Khi được tiêu thụ cùng với một bữa ăn nhiều carb, giấm táo đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và mức insulin sau khi ăn. 

– Cải thiện độ nhạy insulin: Một nghiên cứu ở những người kháng insulin hoặc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy thêm giấm vào bữa ăn nhiều carb đã cải thiện độ nhạy insulin lên 34%.

– Giảm lượng đường trong máu lúc đói: Trong một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, những người dùng giấm táo với bữa ăn nhẹ giàu protein vào buổi tối có lượng đường trong máu lúc đói giảm gấp đôi so với những người không uống.

– Giảm mức cholesterol xấu: Các nghiên cứu cho thấy giấm táo làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.

– Tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại: Giấm táo chống lại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli. Trong một nghiên cứu, giấm làm giảm 90% một số vi khuẩn và đến 95% một số loại virus.

Cách sử dụng

Có một số cách để thêm giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn. Một phương pháp dễ dàng là sử dụng giấm táo với dầu ô liu làm nước sốt salad rau xanh, dưa chuột, cà chua.

Đơn giản hơn, bạn có thể pha giấm táo vào nước và uống.

Lượng giấm táo được sử dụng để giảm cân là 1-2 muỗng canh (15-30 ml) mỗi ngày, pha với nước. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ uống 2-3 lần trong ngày và dùng trước bữa ăn.

Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần cẩn thận

Ảnh: Times of India

Không nên dùng nhiều hơn mức trên vì khả năng có những tác hại ở liều lượng cao hơn, chẳng hạn như tương tác thuốc hoặc làm mòn men răng. Bạn nên bắt đầu với 1 thìa cà phê (5 ml) để xem khả năng dung nạp của bản thân.

Không nên uống nhiều hơn 1 muỗng canh (15 ml) mỗi lần, vì uống quá nhiều một lúc dễ gây buồn nôn.

Điều quan trọng là phải trộn giấm táo với nước, vì giấm chưa pha loãng có thể làm bỏng khoang miệng và thực quản của bạn.

Mặc dù dùng giấm táo ở dạng viên uống có vẻ tiện lợi nhưng vẫn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Một người phụ nữ bị bỏng cổ họng sau khi một viên giấm táo mắc kẹt trong thực quản.

An Yên (Theo Healthline)