Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Thịt trâu gác bếp Sơn La một lần thử là nhớ mãi

Bạn đã từng đặt chân đến mảnh đất Sơn La thơ mộng, hữu tình rừng núi mênh mông với những món quà tuyệt vời của rừng núi phía bắc. Trong các món quà đó có lẽ vị ngọt ngọt, thơm thơm của món thịt trâu gác bếp Sơn La sẽ không thể nào quên.

Đến Sơn La, những thứ mà bạn có thể lựa chọn mang về làm quà quả thực rất nhiều, nhưng món ăn để lại ấn tượng sâu đậm nhất là các món ăn phơi khô theo phong cách người dân miền sơn cước. Thịt trâu gác bếp hay khô trâu là một món ăn được rất nhiều du khách lựa chọn cho món quà gửi tặng người thân của mình sau chuyến đi Sơn La. Đó là miếng thịt trâu phơi khô thơm lừng sẽ là trên những nóc bếp của người dân tốc vùng cao nơi đây. Nét đặc sắc về phong tục văn hóa này là một ấn tượng không thể nào quên với các du khách đã đến thăm những ngôi nhà trên làng bản Sơn La.

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Sơn La, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.

Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Sơn La có một thứ gia vị đặc biệt là đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.

Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…

Cách làm chỉ đơn giản như thế nhưng khô trâu là món đặc sản của nhiều tộc người ở vùng đất này. Người ta đặt khô trâu trên giàn bếp để bảo quản lâu. Ăn tới đâu lấy xuống tới đó và xé nhỏ ra. Khói ám lâu ngày làm cho thịt trâu có mùi vị đặc biệt nhưng không khó chịu vì hôi khói.

Các gia vị đặc biệt sau bao nhiêu ngày thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.

Múi thịt trâu thơm ngon sẽ thật sự đậm đà và đặc biệt dậy mùi nếu bạn thưởng thức theo phong cách của các dân tộc miền núi, dùng chung với rượu của Sơn La. Với người Thái Đen nói riêng và người Sơn La nói chung, món ăn đặc sản này sẽ được mang ra khi nhà có khách, mọi người cùng ngồi quây bên mâm cơm, nhâm nhi bát rượu ngô nồng và lai dai vài miếng thịt trâu. Quả là một trải nghiệm thú vị.

Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn… thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.

Các tộc người bản địa dùng khô trâu trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các chuyến đi rừng dài ngày. Vào mùa mưa lũ, món ăn này phát huy tác dụng bởi đảm bảo chất dinh dưỡng cho bà con dân tộc trong lúc làng bản bị cách ly với bên ngoài. Ăn chưa quen, người miền xuôi sẽ phải nhăn mặt với vị cay của gia vị và vị mặn của khô nên chỉ có thể nhấm từng chút một. Tuyệt nhất là nhấm khô trâu với rượu ngô. Cảm giác mặn, cay sẽ không còn nữa mà chỉ còn hương vị hài hòa của ẩm thực đặc trưng miền đá Sơn La.

Mặc dù ban đầu, việc thưởng thức món ăn này sẽ là một thử thách với những du khách không thể ăn cay,nhưng một khi bạn đã quen với vị nồng nồng, bùi bùi của trâu khô thì chắc chắn bạn sẽ phải trở lại cao nguyên đá Sơn La để được một lần nữa thưởng thức món ngon này, có thể đã thành đặc sản đáng tự hào của Việt Nam.