Đậu cô ve là một loài cây lương thực thuộc họ đậu, được trồng khá phổ biến tại Việt Nam. Bởi vì, đậu cô ve có hàm lượng dinh dưỡng cao nên được nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng. Cho nên, đậu cô ve trở thành cây trồng được bà con con nông dân lựa chọn khá nhiều. Mặc dù, được trồng khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng nắm chắc được kỹ thuật và thời vụ trồng đậu cô ve ở miền Bắc. Vì thế, trong bài viết này, Nông Sản Sạch sẽ giúp bà con làm rõ vấn đề đó.
Khái quát về cây đậu cô ve
Đậu cô ve là một loại cây thuộc họ đậu và có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ. Đậu cô ve đã bắt đầu được con người trồng cách nay hơn 600 năm. Trong trái đậu cô ve non chứa khoảng 2,5% chất đạm, 0,2% béo, 7% đường bột và các loại vitamin A, C và chất khoáng.
Trái đậu cô ve có thể dùng để ăn tươi, đóng hộp hoặc đông lạnh. Ngoài ra, ở một số nước châu Á như: Ấn Độ, Sri-Lanka, Miến Điện, Bangladesh, Nepal còn sử dụng hạt đậu cove khô trong các bữa ăn kiêng.
Có thể nói, đậu cove là một trong những loại hoa màu quan trọng bậc nhất có thể thích nghi được trong hệ thống luân canh với cây lúa và các loại rau đậu khác. Do đó, đậu cô ve được trồng rộng khắp, và có sản lượng tương đối lớn mang lại nguồn thu nhập khá cao cho bà con nông dân.
Xem thêm: thời vụ trồng hành củ ở miền bắc
Thời vụ trồng đậu cô ve phụ thuộc những yếu tố nào?
Để lựa chọn thời vụ trồng đậu cô ve thích hợp, bà con cần xem xét các yếu tố sau đây:
- Về nhiệt độ: Đậu cô ve ưa thích thời tiết ấm áp ôn hòa, không chịu được nhiệt độ khắc nghiệt như là quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất để hạt đậu nảy mầm là từ 25 tới 30 độ C. Trong quá trình đậu cô ve sinh trưởng thì thời tiết thích hợp nhất là từ 20 đến 25 độ C.
- Về ánh sáng: Đối với đậu cô ve, điều kiện chiếu sáng phù hợp nhất là từ 10 đến 13 giờ/ ngày.
- Về nước: Trong thời kì ươm mầm cần đảm bảo lượng nước là 100 – 110% so với khối lượng của hạt đậu cô ve. Trong giai đoạn cây phát triển thì đất cần duy trì độ ẩm khoảng 70 – 80%.
- Về độ ẩm không khí: Để đậu cô ve phát triển tốt thì điều kiện lý tưởng nhất về độ ẩm không khí là từ 65 – 75%.
- Về đất: Đậu cô e có khả năng thích nghi với hầu hết các loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên, đậu cô ve sẽ phát triển thích hợp nhất với những nơi đất nhẹ, tơi xốp với độ thông thoáng cao và độ pH của đấy duy trì ở mức 6 đến 6.5 là thích hợp.
Thời vụ trồng đậu cô ve ở miền Bắc
Để lựa chọn thời vụ trồng đậu cô ve thích hợp, thì bà con sẽ căn cứ vào điều kiện thời tiết đảm bảo được các yếu tố được đề cập ở trên. Về cơ bản, đậu cô ve được trồng ở miền Bắc chủ yếu vào hai vụ sau:
Vụ Đông – Xuân
Cũng là vụ Đông -Xuân nhưng ở miền Bắc và miền Nam sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Nếu như ở các tỉnh miền Nam, vào vụ Đông – Xuân đậu cô ve sẽ được bắt đầu gieo trồng vào tháng 11 – 12. Bởi vì, lúc này khí hậu miền Nam mát mẻ, khô ráo, thuận lợi cho hoa trái phát triển để đem lại năng suất cao nhất.
Trong khi đó, ở miền Bắc, vào vụ Đông – Xuân, đậu cove sẽ được gieo hạt vào cuối tháng giêng tới khoảng đầu tháng 2. Hoặc có thể gieo hạt vụ vào cuối tháng 2 đến giữa trung tuần tháng 3. Bởi vì, như đã nói ở trên đậu cô ve chỉ ưa thời tiết ấm áp, ôn hòa nhưng vào tháng 11-12 ở miền Bắc thường có rét đậm, rét hại. Nếu gieo hạt vào thời điểm này thì hạt không thể nảy mầm.
Có thể bạn quan tâm: thời vụ trồng khoai tây ở miền bắc
Vụ Hè – thu
Tương tự như vụ Đông – Xuân, thời điểm vụ Hè – Thu của miền Bắc cũng có sự khác biệt so với miền Nam. Ở miền Nam, vụ Hè – Thu thường bắt đầu sớm vào tháng 5 (đầu mùa mưa). Bởi vì, nếu gieo muộn sẽ gặp mùa mưa, sâu bệnh nhiều làm cho năng suất giảm.
Trong khi đó, ở miền Bắc, bà con có thể gieo đậu cô ve sớm từ khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Hoặc gieo đúng vụ từ khoảng giữa tháng 9 trở đi đến khoảng trung tuần tháng 10 hàng năm.
Kỹ thuật trồng đậu cô ve ở miền Bắc
Để đảm bảo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, khi gieo trồng thì bà con cần đảm bảo đúng kỹ thuật trồng đậu cô ve ở miền Bắc, cụ thể như sau:
Chọn giống
Bà con nên chọn hạt giống được cung cấp bởi các cửa hàng có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Để chất lượng hạt giống được đảm bảo, hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và cây trồng phát triển khỏe mạnh.
Làm đất
Đất để trồng đậu cô ve nên lựa chọn nơi nằm ở xa những khu vực như khu công nghiệp, nhà máy… để không gặp phải nguồn nước ô nhiễm của những nơi đó thải ra. Chọn vùng đất có độ tơi xốp cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, bà con vệ sinh vùng đất sạch sẽ, có thể rải vôi bột và tưới nước trước lúc cày để loại bỏ một số loại nấm gây bệnh trên đất.
Khu vực đất trồng nên chọn nơi đất cao, sau khi cày bừa kỹ, bà con làm sạch cỏ và tiến hành lên luống cao từ 20 – 25cm, rộng khoảng 1.2m và rãnh từ 30 – 40cm.
Tưới nước và Gieo hạt
Tưới nước trước khi gieo hạt giúp cho đất ẩm ướt để hạt giống dễ dàng nảy mầm. Khi gieo hat, bà con gieo theo tỉ lệ từ 2 – 3 hạt/ hốc. Gieo hạt xong thì rải một lớp đất mỏng phía trên hốc. Khoảng 1 – 2 ngày sau khi gieo hạt, bà con dùng ô xoa tưới nhẹ trên mặt luống.
Xem thêm: thời vụ trồng đậu đen ở miền bắc
Bón phân
Bà con nên sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc rõ ràng trong danh mục các loại phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối loại phân động vật cần phải được ủ hoai mục trước khi bón.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bà con những thông tin về kỹ thuật và thời vụ trồng đậu cô ve ở miền Bắc. Hi vọng là bà con sẽ áp dụng những chia sẻ của chúng tôi vào canh tác để thu được những mùa đậu cô ve bội thu.