Sầu riêng là loại loại trái cây nhiệt đới đem lại giá trị kinh tế cao, loại trái cây này thường được trồng tại các vùng Tây Nguyên hay Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đặc điểm khí hậu Tây Nguyên là vùng thường có thời gian ra quả chênh lệch so với các vùng còn lại. Để bà con nông dân trồng sầu có được vườn sầu khỏe mạnh, năng suất cao và chất lượng tốt Nông Sản Sạch sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng ở Tây Nguyên qua bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở Tây Nguyên
Kỹ thuật chọn giống
Cây giống nên lựa chọn cây ghép (ghép cành và ghép mắt). Cây giống khi trồng xen thì chiều cao đạt từ 35 – 40 cm, cây thẳng, có độ vững chắc và cây có trên 3 cành cấp 1. Giống sầu riêng cần tiếp hợp tốt và vết ghép liền, đường kính thân phải đạt tối thiểu 0,8 cm.
Trên cây giống số lá phải hiện diện tối thiểu bằng 1/3 chiều cao của cành ghép cho tới đỉnh chồi, lá trên ngọn cần trưởng thành, xanh tốt. Thông thường cây giống nên được huấn luyện ánh sáng khoảng từ 10 cho tới 15 ngày, sau khi ghép từ 5 – 7 tháng mới xuất vườn ươm.
Chọn đất trồng
Khu vực đất trồng sầu riêng phải đảm bảo chủ động trong việc tưới nước và tiêu nước. Mùa khô thì cần đảm bảo đủ nước tưới, mùa mưa thì phải đảm bảo thoát nước tốt. Ngoài ra khu vực đất trồng còn có thể tạo ra khô hạn để xử lý khi hoa sầu riêng ra nghịch vụ.
Thời vụ trồng
Nếu nói tới kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở Tây Nguyên thì thời vụ trồng là yếu tố cần được bà con quan tâm. Nếu như bà con có thể chủ động được nước tưới trong vườn thì có thể lựa chọn trồng quanh năm. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất thì bà con chọn trồng vào đầu mùa mưa khoảng từ tháng 6 tới tháng 8 dương lịch.
Kỹ thuật trồng cây
- Bước 1: Bà con tiến hành đảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, từ bên ngoài vào bên trong làm sao cho phân được phân bố đều khắp hố.
- Bước 2: Tìm điểm đặt cây giống trong hố trồng, phải dựa theo kích thước của bầu để lựa chọn hố trồng sao cho phù hợp. Ngay tại giữa hố trồng bà con tạo một lỗ sâu khoảng 20cm, lỗ có đường kính phải lớn hơn bầu ươm và thường từ 1 – 2 cm.
- Bước 3: Đặt bầu cây vào trong hố trồng và tiến hành lấp đất. Bà con lưu ý cần lấp đất ngang bằng hoặc cao hơn mặt đất từ 10 – 20cm để tránh trường hợp ngập úng tại gốc sầu.
- Bước 4: Cần tạo cọc cắm để giữ cây và tưới nước cho cây sau khi trồng
- Bước 6: Bà con cần biết cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng bằng việc che nắng cho cây. Lưu ý che nắng nhưng không che quá 50% ánh sáng mặt trời cũng như phải tủ gốc để có thể giữ độ ẩm cho cây.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng Tây Nguyên
Kỹ thuật tưới nước
Đối với cây con: giai đoạn này bà con cần tưới nước cho cây sầu đảm bảo cây khỏe mạnh và hạn chế khả năng cây chết.
Đối với cây đã ra hoa: bà con ngưng tưới nước cho cây trong khoảng thời gian xử lý mầm hoa đến khi hoa ra mắt cua hoàn chỉnh. Khi mắt cua dài 2 – 3cm tưới nước trở lại. Tùy vào điều kiện từng khu vực thì 1 – 2 ngày chọn tưới 1 lần và duy trì tưới nước như vậy suốt giai đoạn trổ bông.
Đối với cây đang cho trái: sau khi cây đã đậu trái thì tưới với lượng nước tăng dần để quay trở lại như lúc chăm sóc bình thường bởi vì nếu bà con không cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái.
Kỹ thuật bón phân
Giai đoạn cây tơ (từ 1 – 3 năm tuổi)
Mỗi năm bổ sung từ 4 – 5kg phân hữu cơ vô sinh cho cây. Bà con lưu ý chia lượng phân làm 6 lần để bón cho cây, mỗi lần bón cách nhau khoảng 2 tháng. Phân thường được sử dụng có thể là NPK 20:10:10 hoặc 16:16:8 với mỗi gốc cây là 500 – 600g/cây. Lưu ý bón vùi vào đất cách gốc từ 20 – 30cm.
Giai đoạn cây cho trái
Tại giai đoạn này bà con cần bổ sung cho cây lượng phân đầy đủ và phải có sự cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ. Bà con sẽ chia ra từng giai đoạn để bổ sung phân bón cho cây. Ngoài sử dụng phân bón gốc thì có thể sử dụng phân bón lá để bổ sung các yếu tố trung vi lượng bằng cách phun bón lá làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, thời gian bắt đầu phun là từ tuần thứ 5 sau khi đậu trái.
Kỹ thuật tỉa hoa, tỉa trái
Về tỉa hoa
Đây là một trong những kỹ thuật bạn cần biết khi tìm hiểu kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở Tây Nguyên. Khi tỉa hoa cần tỉa toàn bộ bông đầu cành, các chụm bông trong cành cần được tỉa thưa và giữ lại các chụm bông cách nhau từ 15 tới 20cm. Đối với những bông nằm trong một chùm thì tỉa bỏ bông nhỏ, ốm, xấu, dị dạng,.. và mỗi chùm chỉ chừa khoảng 10 cho tới 20 bông.
Về tỉa trái
Cần tiến hành tỉa trái sai khi nở hoa khoảng 3 tới 4 tuần. Bà con loại bỏ những trái đậu dày trong cùng một chùm và chỉ nên để lại 2 trái. Đầu tiên là bỏ đi những trái bị méo mó, sâu bệnh, tiếp đó sau 8 tuần thì quan sát và loại bỏ những trái kém phát triển so với những trái còn lại. Sau khi đậu trái 10 tuần bà con tiếp tục loại bỏ những trái bị sâu bệnh, dị dạng.
Kỹ thuật thu hoạch trái
Thời gian để bà con có thể thu hoạch trái phụ thuộc vào đặc tính của từng loại giống sầu riêng. Mỗi loại giống ở từng địa phương là khác nhau có loại từ 105 đến 110 ngày hoặc là từ 130 đến 135 ngày.
Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng ở Tây Nguyên mà bà con cần lưu ý để cây sầu riêng có được năng suất, chất lượng tốt đem đến hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra bà con có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức nông nghiệp khác tại những bài viết khác ở Nông Sản Sạch. Hoặc có thể liên hệ Nông Sản Sạch để được hỗ trợ và tư vấn thêm về các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… phù hợp cho cây trồng của mình.