Nghệ đen hay còn được nhiều người gọi với cái tên là nga truật, nghệ đen có nguồn gốc từ vùng đông bắc và trung của Ấn Độ. Hiện nay trồng nghệ đen đã phổ biến ra khắp các vùng trung và nam Châu Á.
Nghệ đen được trồng ở đâu? – câu trả lời cho câu hỏi trên là chúng được trồng rộng rãi ở khắp các tỉnh miền núi phía bắc, và ở nhiều quốc gia trên Thế Giới.
Nghệ đen là giống cây thuộc họ gừng có mặt ở một số phương thuốc y học cổ truyền có công dụng hành khí, tiêu kinh, phá huyết, hoá thực…
Nhiều nhà Kkhoa học đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hoá học của nghệ đen, chúng gồm có tinh bột chiếm 86,2%, tinh dầu chiếm 1,5% khá nhiều chất tương đương ở trong thành phần của nghệ vàng.
Tinh dầu của nghệ đen có khả năng kháng khuẩn cao, y học hiện đại ứng dụng nghệ đen để bào chế rượu bổ trường sinh gồm nghệ đen, đại hoàng, long bổn thảo, phan hồng hoa và tá dược.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuật trồng nghệ đen cũng như là những cách trồng, cách chăm sóc nghệ đen hiệu quả nhất nhé.
Đặc điểm của nghệ đen
Nghệ đen là một trong những giống cây thân thảo có chiều cao khoảng 1.5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ, thịt của nghệ đỏ có màu vàng tái đặc trưng. Những củ phụ thường nhỏ hơn và có cuống hình trứng hoặc hình quả lê màu trắng.
Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài từ 30 đến 60 cm, rộng khoảng 7 đến 8cm. Cụm hoa ở đất, mọc trước khi hình thành lá. Lá bắc dưới có màu xanh nhợt, là bắc trên màu vàng và đỏ. Hoa nghệ đen có màu vàng và bầu có lông mịn.
Cách trồng nghệ đen hiệu quả nhất
Trong cách trồng cây nghệ đen Fao chia nhỏ thành 2 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần nắm được những kỹ thuật trồng, cách trồng mà Fao hướng dẫn.
1, Lựa giống trồng nghệ đen
Nghệ đen được chia thành 2 loại chính, đó là: thịt vàng ruột đen và loại có thịt màu hơi ngả xám, ruột màu đen đậm. Loại nghệ đen thịt vàng ruột đen có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được ưa chuộng hơn.
Với loại nghệ đen thịt hơi xám, ruột đen đậm cũng có những công dụng tương tự như trên nhưng chủ yếu những người lựa chọn trồng cây nghệ đen này đa phần là để vệ sinh cho những phụ nữ sau sinh.
Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người mà chọn lựa cách trồng nghệ đen khác nhau. Nên lựa chọn củ nghệ đen giống không bị nhiễm bệnh, không có mùi thối, nếu chúng có nhiều nhánh thì tách nhánh ra.
2, Chọn đất
Vì bạn trồng nghệ đen với mục đích là để lấy củ, không lấy lá, thân nghệ, nên việc lựa chọn và chăm sóc đất là rất cần thiết cho sự sinh trưởng của nghệ.
Chọn đất trồng nghệ đen: có độ ẩm tốt, cày xới để đất được tươi xớp, lên luống khoảng 20 đến 25 cm, chiều rộng từ 1.0 tới 1.2 m.
Nếu cảm thấy đất trồng nghệ đen không có nhiều chất dinh dưỡng cho cây thì có thể tiến hành bón lót thêm 1kg phân hữu trộn với đạm ure theo tỷ lệ 10% phân đạm hoá học.
Đất xẻ thành từng rãnh, lấp một lớp đất dày khoảng 2 đến 5 cm, đặt củ nghệ đen lên, khoảng cách phù hợp nhất cho mỗi củ là 20 đến 25 cm, mỗi hàng cách nhau từ 30 đến 35 cm.
Cách chăm sóc cây nghệ đen sau khi trồng
Giai đoạn chăm sóc cây là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt quá trình trồng nghệ đen, bạn cần phải thường xuyên theo dõi vườn, tưới nước và bón phân với liều lượng vừa đủ để cây được phát triển khỏe mạnh.
Bạn cần phải thường xuyên chăm sóc cây nghệ đen bằng cách tưới tiêu, vun xới điều độ để giữ độ ẩm tốt cho cây.
Sau khoảng thời gian là 20 đến 25 ngày, lúc ấy cây nghệ đen đã phát triển được 5 đến 6 lá, thì bạn tiến hành bón thúc bằng phân kali đồng thời vun gốc để nghệ đen sinh trưởng tốt nhất.
Cần tỉa bớt lá để tránh cho mọc nhiều, giúp cây có thể cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cho củ nghệ.
Thời gian trồng và thu hoạch cây nghệ đen thích hợp
Chắc chắn thời điểm thu hoạch các bạn mong chờ từ rất lâu rồi đúng không. Tuy nhiên bạn đừng quá vội vàng mà thu hoạch nghệ đen quá sớm, lúc đó củ chưa có nhiều chất dinh dưỡng, và cũng không có mùi vị đặc trưng của củ.
Bạn cần phải dựa vào đặc điểm phát triển của cây, thời gian kể từ khi trồng nghệ đen để bắt tay vào thu hoạch cho đúng thời điểm.
Vì điều kiện thời tiết ở mỗi vùng miền là khác nhau, nên thời gian để thực hiện trồng cây nghệ đen cũng sẽ khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam.
Miền Nam thường bắt đầu trồng cây nghệ đen vào tháng 11, 12 còn miền Bắc thì có thể tiến hành trồng muộn hơn.
Khi lá nghệ đã già, hoặc không còn mọc thêm lá non nữa thì có thể đào lên kiểm tra 1 vài củ nghệ đen, nếu thấy vỏ củ đã chuyển sang màu vàng sẫm, da bóng thì đây là lúc bạn có thể thu hoạch.
Thời gian thu hoạch phù hợp nhất kéo dàu từ tháng 10 cho tới tháng 3 năm sau.
Công dụng
Nghệ đen có vị đắng, mùi hăng, cay, tính ẩm, có công dụng hành khí, kích thích tiêu hóa, thông huyết, tiêu viêm, tiêu xơ,…
Ngoài ra chúng còn có nhiều công dụng khác như:
- Sử dụng dạng tinh dầu bôi tại chỗ 1 lần/ngày có thể chữa ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da.
- Chữa những triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.
- Ăn không tiêu, nôn mửa nước chua, đầy bụng.
- Trị những vết bầm, thâm tím trên da
Lưu ý: Không được sử dụng nghệ đen cho phụ nữ có thai và những người bị rong kinh vì nghệ đen có tác dụng hoạt huyết rất mạnh.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng nghệ đen cũng như là những công dụng, cách chăm sóc nghệ đen để thu hoạch với chất lượng cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây nghệ đen có củ to, khỏe mạnh ngay tại sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!