Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Đoan Hùng cho “NĂNG SUẤT CAO”

Kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng không phức tạp như các bạn vẫn thường nghĩ, chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình, sự hướng dẫn của Fao dưới đây thì bạn hoàn toàn có thể thu được những trái bưởi to, chất lượng tốt.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng bưởi đoan hùng cũng như là những cách chăm sóc chúng để thu được bưởi có năng suất cao nhất nhé.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống trồng bưởi Đoan Hùng

Kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng

Cây bưởi giống cần có những tiêu chuẩn dưới đây thì sẽ đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển dễ dàng hơn.

Cây bưởi chiết: có đường kính nằm trong khoảng từ 1 đến 1,5cm, chiều cao từ 60 đến 80cm, có 2 tới 3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới có thể đem đi trồng.

Cây bưởi ghép: có đường kính gốc nằm tronh khoảng từ 0,8 tới 1cm, chiều cao của cành khoảng 25 đến 30cm, khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh.

Thời Vụ và Mật Độ Trồng

Thời điểm phù hợp nhất để trồng bưởi đoan hùng là vào 2 vụ mùa trong năm:

– Vụ Xuân: khoảng thời gian từ tháng 2, 3, 4

– Vụ thu đông: trong 3 tháng 8, 9, 10 – Đối với các loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây bười là 5x5m (mật độ 400 cây/ha) tương đương với 15 cây trên 1 sào bắc bộ.

Đối với những loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách giữa các cây là 4,5×4,5m (500 cây/ha) tương đương với 18 cây trên 1 sào bắc bộ.

 Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Cách trồng bưởi doan hùng

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng thì các bạn cần phải làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch toàn bộ cỏ dại

Tiến hành lên luống cách nhau 5m theo hình mui luyện, độ rộng của rãnh từ 30 đến 40cm, độ sâu 20cm, tâm luống cao khoảng 30 đến 40cm so với đáy rãnh.

Đào hố đắp ụ:

+ Tiến hành đào hố tại những vị trí nơi xấu có kích thước: 80x80x60cm (lần lượt là chiều rộng, dài, sâu)

+ Đào hố tại những vị trí đất tốt: 60x60x50cm những vị trí chân đất thấp thì cần phải đắp ụ, ụ có chiều cao từ 50 đến 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 đến 1m

Phân Bón Lót

Phân chuồng hoai mục: bón 1 lượng từ 20 đến 30kg (hay cũng có thể bón 40kg) – Super lân: 1kg – Vôi bột: Tùy thuộc vào độ pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón cho cây.

Các bạn nên xác định độ pH của đất trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu độ pH < 5 hoặc 5,5 thì bón một lượng từ 20 đến 25kg vôi bột/sào Bắc bộ, có thể bón trước hoặc sau những loại phân bón khác khoảng 15 đến 20 ngày.

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Đoan Hùng năng suất nhất

Chỉ với vài bước đơn giản là bạn có thể hoàn thiện được kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng rồi, hãy thực hiện theo sự chỉ dẫn dưới đây để đảm bảo cây được trồng đúng cách, giúp chúng phát triển nhanh chóng và mạnh khỏe nhé!

Bạn cần đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng, trộn đều tất cả lượng phân ở trên cùng với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống vị trí đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ có chiều cao so với mặt hố 15 đến 20 cm.

Vét một hố nhỏ, đặt bầu xuống rồi lấp đất sao cho chặt. Sau đó cắm cọc theo hình chéo chữ X vào cây, tiếp đến buộc chặt để tránh làm lay gốc khi có giông bão hay các yếu tố bên ngoài khiến cho cây chết.

Sau đó sử dụng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc cây bưởi rồi tưới đẫm nước theo tần suất tối thiểu 1lần/1ngày cho tới khi cây hồi phục phát triển. Sau đó tuỳ điều kiện phát triển của cây và thời tiết để tưới (đặc biệt lưu ý tới thời điểm 30 ngày đầu tiên sau trồng bưởi đoan hùng).

Trồng bưởi đoan hùng

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Đoan Hùng:

Việc chăm sóc cây sau khi thực hiện kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng là vô cùng quan trọng, vì vậy các bạn cần phải thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây với liều lượng vừa đủ để đảm bảo cây luôn mạnh khỏe và phát triển tốt nhé.

1, Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ lượng nước cho cây đặc biệt là trong mùa khô, khi trái đang đang trong giai đoạn phát triển và lúc quả sắp chín.

Ngăn ngừa cỏ dại: Phủ quang gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại hình thành; tiến hành xới phá váng sau mỗi lần mưa to.

Dọn sạch cỏ dại vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 2 và vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9, xới sạch tất cả diện tích với tần suất là một lần/vụ; một năm cần tiến hành xới gốc 2 đến 3 lần.

2, Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

a, Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả

Việc cắt tỉa được thực hiện ngay từ khi thực hiện kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng. Để có thể thu được hình dạng hợp lý, cần áp dụng theo những bước sau:

  • Tạo cành cấp 1: Khi cây con phát triển tới giai đoạn có chiều cao từ 45 đếnt 50 cm, cần tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ giữ lại 3 đến 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về nhiều hướng khác nhau.
  • Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 có chiều dài từ 25 đến 30 cm, các bạn tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ để lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ cũng như chiều hướng.
  • Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành với mục đích tạo quả và mang quả cho những năm sau. Những cành này phải khống chế để chúng không được giao nhau và sắp xếp theo những hướng khác nhau để cây có khả năng quang hợp tốt.

b, Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

Trong giai đoạn cây mang quả là thời gian bạn cần theo dõi cây nhiều hơn cả trong suốt khoảng thời gian trồng bưởi đoan hùng, cần phải thường xuyên cắt tỉa cành để cây phát triển tốt, hãy xem hướng dẫn cắt tỉa cành dưới đây nhé:

  • Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả bưởi đoan hồng. Cắt tỉa đi toàn bộ những cành bị nhiêm sâu bệnh, cành vượt, cành chết, những cành quá dày, cắt tỉa bớt những cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) để cây có được một bộ khung tán cân đối.
  • Cắt tỉa vụ xuân: Được thực hiện vào khoảng thời gian từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ đi các cành xuân chất lượng kém, cành bị nhiễm sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, hình dạng bị biến dị.
  • Cắt tỉa vụ hè: được thực hiện từ tháng 4 cho tới hết tháng 6: Cắt bỏ đi các cành hè mọc quá dày hay yếu, cành bị nhiễm sâu bệnh, tỉa bỏ đi các quả nhỏ, dị hình.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Đoan Hùng

Việc bón phân cho cây mang lại công dụng là giúp canh phát triển cấp tốc, chất lượng quả thu được tốt hơn rất nhiều so với không bón phân, vì vậy muốn thu được những trái bưởi ngọt lịm thì hãy bỏ ra chút thời gian để bón phân nhé.

Hàng năm cần tiến hành bón thúc vào những thời điểm:

  • + Bón cơ bản (từ tháng 8 đến tháng 11): sử dụng phân hữu cơ + lân Super + vôi.
  • + Bón đón hoa, cành xuân từ ngày 15/1 đến 15/3: sử dụng đạm urê + kali.
  • + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 đến tháng7: sử dụng đạm urê + kali

Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch giúp cây bưởi nhanh chóng phục hồi, liều lượng phân bón được dùng là:

  • + Ure: 0,1 đến 0,2 kg/cây
  • + Super lân: 0,2 đến 0,5 kg/cây cùng với Kali: 0,1 đến 0,3kg/cây.

Bón phân khi trồng bưởi đoan hùng

Phòng Trừ Sâu Bệnh Khi Thực hiện Kỹ Thuật Trồng Bưởi Đoan Hùng

Trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng thì khó có thể tránh khỏi tình trạng cây bị nhiễm sâu bệnh. Khi phát hiện sâu bệnh hình thành thì bạn cần phải nhanh chóng dùng thuốc để tiêu diệt chúng.

Bưởi thường bị một vài loại sâu bệnh xâm nhập như : Bệnh nấm, sâu đục thân, sâu vẽ bùa, cành, nhện đỏ, ruồi đục quả, nhện trắng, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…

  • Bệnh nấm: Biểu hiện là trên lá hình thành những đốm màu gỉ sắt, thân có những đốm đen. Để tiêu diệt bệnh này bạn cần sử dụng thuốc SCORE hay Sun phát đồng 1% phun với tần suất 3 ngày một lần cho tới khi cây khỏi bệnh.
  • Bệnh sâu đục thân, cành: Tiến hành quét vôi vào gốc cây và thân cây, sử dụng xilanh tiêm phun trực tiếp vào vị trí lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.
  • Sâu vẽ bùa: Sử dụng Selecron phun trực tiếp lên lá. Thuốc này có công dụng với cả những loại sâu ăn lá, nhện đỏ và những loại sâu khác.
  • Rệp: Khi biết có rệp hình thành trên cây cần nhanh chóng phun Selecron ba ngày liên tiếp.
  • Ruồi đục quả hút dịch khiến quả bị thối, thời gian hình thành là từ tháng 7 đến tháng 10. Sử dụng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% đối với 100m2.
  • Bọ xít các loại: Sử dụng Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3% để phun lên cây. Ngoài ra nếu thấy những loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay trực tiếp và tiêu diệt.
  • Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian hình thành từ tháng 2 tới tháng 10. Phun Boocdo 1% hay Sun phát đồng 1% kết hợp với việc cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.
  • Bệnh chảy mủ gôm: Thời điểm chúng gây hại là từ tháng 4, 5, 9, 10. Sử dụng Aliette 0,3% phun trực tiếp lên thân, cành theo tần suất là 1 lần/ lần cho tới khi khỏi v.v…

Thu Hoạch và Bảo Quản

Chắc chắn đây là giai đoạn mà các bạn mong chờ nhất trong suốt thời gian thực hiện kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng phải không nào. Tuy nhiên, hãy dựa vào đặc điểm của quả cũng như thời gian kể từ khi trồng bưởi đoan hùng mà tiến hành thu hoạch cho phù hợp.

Khi quả già, vỏ quả hơi chuyển sang màu vàng, màu đặc trưng của giống thì bạn có thể bắt tay vào việc thu hoạch. Nên thực hiện việc thu hái vào những ngày có thời tiết râm mát, khô ráo.

Sử dụng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho chúng vào giỏ hay sọt tre để những vị trí thoáng mát, Sau khi thu hái quả về cần phải phân loại.

Nếu phải vận chuyển đi xa thì khi đóng vào sọt hay thùng không được đóng quá 5 lớp (đóng sọt phải được lót rơm hay giấy giữa những lớp quả).

Về việc bảo quản bưởi, chỉ cần để cho quả bưởi ráo hết phần nhựa khoảng thời gian là 10 đến 15 ngày, sau đó cho chúng vào túi lưới hoặc rổ bảo quản tại vị trí thoáng mát để ăn dần.

Nếu khí hậu ẩm, nồm thì phải kiểm tra những túi có hiện tượng đổ mồ hôi, nếu như vậy thì nhanh chóng bỏ chúng ra cho quả khô. Không nên bảo quản bưởi trong túi nhựa hoặc trong tủ lạnh, bưởi sẽ nhanh bị hỏng hơn.

Kinh nghiệm và Thị Trường:

Theo kinh nghiệm của những chuyên gia thì kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng không khó nhưng để có được năng suất và chất lượng cao thì người trồng cần phải chăm sóc theo đúng kỹ thuật cả thời điểm trước và sau khi thu hoạch.

Thường xuyên tưới nước cho cây để giữ ẩm. Chú ý khi cây bưởi đang trong thời gian hình thành quả không nên tưới nhiều nước để chúng được tập trung dinh dưỡng vào quả, vị ngọt của quả sẽ đậm hơn và màu sắc đẹp hơn.

Trồng xen một ít cây ổi cùng với vườn bưởi của bạn để thu hút ong bướm, sâu bệnh.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng bưởi đoan hùng cũng như là những cách chăm sóc để có thể thu được những trái bưởi ngon ngọt rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay thực hiện lỹ thuật trồng bưởi đoan hùng cho ra những cây bưởi xanh tốt, đạt năng suất cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình bạn nhé. Chúc các bạn thành công!