Lan phi điệp nổi tiếng cũng bởi sự mĩ miều và thướt tha của nó. Việc trồng cho mình một chậu lan phi điệp ưng ý cũng không phải là điều không thể. Hãy cùng Fao tìm hiểu về cách ghép lan phi điệp vào gỗ đơn giản qua bài viết này nhé!
Đặc điểm của lan phi điệp
1, Đặc điểm nhận dạng của lan phi điệp.
Lan phi điệp là loài lan được xếp vào dòng thân thòng, thường mọc theo hướng xuống dưới như thác nước, thân cây có kích thước bằng ngón tay út, mọng nước, có chiều dài từ 1,5 đến 1,7m.
Lá phi điệp có chiều dài khoảng từ 10 đến 12cm, rộng từ 4 đến 9cm, thường mọc so le nhau, có chấm tím trên thân tơ nhìn khá bắt mắt.
Cũng giống các loại lan khác thì lan phi điệp có hoa thường mọc ở các đốt gần ngọn, thông thường lan phi điệp thường có 2 màu cơ bản phổ biến là màu trắng và màu tím.
Hoa có mùi thơm nhẹ đặc trưng mà không loại hoa nào có được, độ bền của hoa có thể kéo dài đến gần 1 tháng tùy vào cách ghép lan phi điệp vào gỗ của từng người. Màu sắc hoa của từng vùng miền là khác nhau .
2, Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lan phi điệp
Lan phi điệp có tốc độ sinh trưởng ở mức không quá nhanh, là loài cây ưa sáng giống bao loài lan khác, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 23 đến 29 độ. Lưu ý, các bạn không nên phơi hoa trực tiếp ra nắng, vì như thế hoa sẽ chết.
Hoa thường nở rộ vào cuối xuân hoặc đầu hè (tháng 4 đến tháng 6), vì vậy đừng ai có ý tưởng trồng lan phi điệp chơi tết.
Trước khi ra hoa, thân cây già thường khô lại, dần chuyển sang màu vàng rơm hoăc màu tím, khi đó lá bắt đầu dụng dần. Tuổi thọ của lan phi điệp khá cao, cây có tuổi thọ 15 năm tuổi vẫn có thể ra hoa.
Ghép lan phi điệp vào thời điểm nào?
Cách ghép lan phi điệp khá đơn giản, sau khi tìm hiểu về cách chọn lan và loại giá thể để trồng thì bạn cần phải xác định chính xác thời gian để ghép. Đặc tính của lan phi điệp khá dễ nhớ thường là ra mầm non mới vào mùa xuân, mùa hè tiếp tục phát triển cho đến cuối thu thì xuống lá, thắt ngọn.
Trong giai đoạn thắt ngọn, lá có thể vàng và rụng dần đến hết, nhưng cũng có một số loại giống không xảy ra trường hợp này. Mùa đông, phong lan có đặc điểm thường gặp là sẽ ngủ đông để giữ dưỡng chất cho một chu kỳ mới.
Mùa nào ghép lan phi điệp hợp lý nhất?
Cách ghép lan phi điệp tiếp theo là mùa nào thì nên ghép. Nếu các bạn ghép vào mùa xuân có nhiều mầm non, trong quá trình di chuyển vô tình làm đứt hoặc rơi mất mầm non thì bạn phải đợi 1 năm nữa.
Ghép vào mùa hạ, nắng nóng cây dễ bị bong rễ ra và lá rất dễ bị dập khiến cây có thể không phát triển hoặc chết.
Còn ghép vào mùa thu, đây là giai đoạn cây tích dưỡng chất, mà cây mới ghép thường phải cần thời gian dài để mọc rễ nên nếu dưỡng chất không đủ, thì có thể sẽ không có hoa và chúng ta lại phải đợi 1 năm nữa.
Vậy chúng ta nên ghép vào mùa đông, cây lan đang trong trạng thái co lại, khá cứng cáp và dinh dưỡng đã tích đủ để mùa xuần có thể ra hoa đẹp.
Cách ghép lan phi điệp
1, Dụng cụ cần chuẩn bị khi ghép lan phi điệp
Cách ghép lan phi điệp tiếp theo là chúng ta cần có dụng cụ và có 3 dụng cụ chính là :
- súng bắn ghim
- dây buộc co dãn
- dây thép treo giá thể.
2, Cách ghép lan phi điệp trên thân cây tươi
Chọn cây để ghép lan: nhãn, vú sữa, vải (cây phải cao, thoáng), mít, cau, lộc vừng, sưa, doi, ổi, sung… Ngoại trừ xoan, bạch đàn và cây gỗ dầu vì các gỗ này có tinh dầu nên không thể ghép được.
Sắp xếp sao cho ngọn cây lan phi điệp quay xuống đất, áp rễ vào thân cây, thân tơ hướng ra ngoài. Khi lan phi điệp nở sẽ khoe hoa trông rất bắt mắt, thân non mọc ra bên ngoài thuận hướng với hoa. Dùng dây buộc chặt vào thân cây để cố định.
Lưu ý: chỉ buộc phần gốc, không được buộc vào mắt ngủ để cây dễ ra mầm mới. Nên buộc vào vị trí cách mặt đất từ 2,5 m trở lên, để cây còn thòng xuống nhìn đẹp dáng.
3, Cách ghép lan phi điệp vào gỗ
a, Cách ghép lan phi điệp vào khúc gỗ khô (hình trụ)
Cách ghép lan phi điệp vào gỗ thì chọn gỗ có kích thước thường to bằng khoảng bắp chân là đẹp. Nếu bé quá sẽ khó chp việc ghép, nhanh kín rễ, giữ ẩm không tốt. Khúc gỗ to nặng sẽ khó treo làm mất cân xứng cả giò lan phi điệp nên chọn khúc gỗ vừa phải là đủ.
Bạn nên phơi gỗ khô mới ghép, phơi nắng cũng làm cho gỗ tiệt trùng, bớt ẩm mốc và bớt nấm bệnh. Bạn có thể dùng nước vôi trong ngâm khoảng 1 ngày rồi ngâm sang nước sạch 1 ngày sau đó vớt lên để ráo nước là được.
Cũng như cây sống, bạn úp rễ vào gỗ, cho xuôi thân, dùng dây cột chặt, dùng súng bắn ghim để găm dây buộc sẽ dẹp và chặt chẽ, không nên đóng đinh, buộc dây thép dễ làm hỏng cây( phần này mình có nói rõ ở phía trên).
Ghép trên gỗ tròn có hai kiểu ghép: ghép ngang kiểu rèm cửa hay ghép đứng lan xoè hình nơm như cái váy của cô dâu. Ghép kiểu nào cũng nên buộc bằng dây thép to cho chắc chắn.
b, Cách ghép lan phi điệp vào gỗ tấm (mặt phẳng)
Gỗ tấm cắt lát khúc gỗ to dày 3 đến 5cm là vừa, nếu gỗ nhỏ cưa chéo vát sẽ được bản rộng hơn và hình thức đẹp, khoan lỗ thủng cho lan dễ bám rễ và thoáng gốc, khoảng cách 5 đến 7cm một lỗ, bố trí lỗ sao cho đẹp nhất. Lỗ này cũng khá dễ buộc dây cho các bạn không có súng ghim.
Bạn nên dùng dây thép to làm dây treo để tạo sự chắc chắn, nên chọn dây không gỉ, cứng hơi khó buộc nhưng việc treo sau này sẽ tiện.
Và chỉ nên ghép vào một mặt gỗ cho dễ điều chỉnh hướng đón ánh sáng cho cây để cây phát triển tốt vì lan thường thích ánh sáng.
Dùng dây mềm và dẻo luồn qua các lỗ cột chặt gốc lan vào thớt, tuỳ hình dạng của giễ lan, gốc lan mà ốp vào cho sát mặt gỗ, chỗ nào trống có thể lót xơ dừa, than, rêu hoặc dớn vào cho chắc và cũng là để giữ ẩm. Bạn có thể dùng cả thớt gỗ hỏng nhà bạn để ghép trông cũng hay nhưng cũng phải diệt khuẩn.
c, Cách ghép lan phi diệp vào gỗ lũa
Cách ghép lan phi điệp vào gỗ lũa cũng rất đơn giản, kiểu ghép này tùy trí sáng tạo của mỗi người.
d, Cách ghép lan phi điệp vào gỗ dớn
Đây chính là cách phổ thông mấy ông nhà vườn hay làm vừa phát triển tốt vừa có thu hoạch cao. Có 2 loại là dớn bảng và dớn chậu, giá tuỳ loại từ 10 đến 50 nghìn đồng. Dớn bảng thì bạn ghép như gỗ tấm, nên dùng dây đồng, hoặc thép mềm và dẻo xuyên qua dớn để cột lan vào bảng.
Với chậu dớn cách trồng thường dùng là ngửa chậu lên cho khóm lan thẳng đứng hoặc xoè ngang. Bạn có thể úp ngược và cho quay xuống, ghép vào bên ngoài quanh chậu. Bạn nên dùng rêu, sơ dừa phủ quanh rễ lan phi điệp để giữ ẩm, nó rất tốt cho sự phát triển của cây.
Hiện nay, có loại giá thể đặc biệt là cây tổ quạ, bạn có thể ghép xung quanh rễ cây và phủ thêm lớp mỏng dớn sợi.
e, Cách ghép lan phi điệp với giá thể trong chậu gỗ, chậu đất hoặc chậu nhựa
Bạn phải cố định lan vào chậu trước khi cho giá thể vào. Lấy cục gỗ đặt vào chính giữa chậu, cố định lan xung quanh cục gỗ đó bằng dây như kiểu ghép khúc gỗ.
Sau đó, cho vào chậu buộc cục gỗ chặt vào đáy chậu qua các lỗ trong chậu làm sao chắc chắn nhất, sau đó cho giá thể vào (chú ý gốc lan cần hở, đừng lấp kín rễ và gốc bị bí gốc, thối rễ).
Nếu để thẳng thì bạn dùng dây nhỏ buộc thân lan vào các dây của móc treo cho chắc chắn. Nếu để ngang hay úp ngược, bạn cần có vỉ hoặc thanh nẹp mặt chậu để giá thể không bị rơi.
Có người dùng cục gỗ cài vào, có người cắt miếng tre, nói chung bạn làm thế nào cũng được, sau khi ra rễ thì nó bám hết không sợ rơi.
Các loại khác cũng làm tương tự như thế. Muôn vàn kiểu, từ gốc tre, ống bương, gáo dừa, bình hoa, hòm đạn, gỗ lũa… Nếu không có kinh phí, bạn có thể dùng các vật dụng cũ ví dụ như nồi nhôm, hộp nhựa dày…, nhưng phải thật thoáng.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong cách ghép lan phi điệp vào gỗ đơn giản này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích để có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan phi điệp ưng ý nhé! Chúc bạn thành công!