Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Những cách diệt ốc trong hồ thủy sinh đơn giản và hiệu quả nhất

Ốc là một sinh vật ngoại lai, nguy hiểm, không được chào đón ở bể thủy sinh. Bởi chúng xâm chiếm bể cá bằng cách bám vào các cây thủy sinh. Nếu để lâu, các bạn sẽ phải đối mặt với số lượng lớn. Vì thế mà các bạn cần phải nắm được cách diệt ốc trong hồ thủy sinh ngay bây giờ để phòng ngừa

Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh

1. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng cách không cho cá ăn nhiều

Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh

Không cho cá ăn quá nhiều là cách diệt ốc trong hồ thủy sinh đầu tiên mà Fao đề xuất đến các bạn.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc cho cá ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bùng nổ số lượng ốc. Do đó các bạn hãy thử cho cá ăn ít đi để xem lượng ốc có được giảm xuống đáng kể không.

2. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng hóa chất diệt ốc

Ốc hại trong hồ thủy sinh

Theo các chuyên gia hiện nay, để cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng hóa chất diệt ốc mà vẫn an toàn cho cá thì Đồng sulfate là lựa chọn tối ưu nhất.

Khi đổ hóa chất vào bể thường sẽ làm ô nhiễm bể cá và làm ốc chết hàng loạt. Do đó, cá bạn cần vớt xác ốc ra nhanh, rồi điều chỉnh lại nước cho phù hợp, để đảm bảo an toàn cho cá và cây trong hồ.

3. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng bẫy ốc

Bẫy ốc trong bể thủy sinh

Bẫy ốc trong bể thủy sinh có lẽ không còn xa lạ gì với các bạn nữa. Các bạn chỉ cần ra các cửa hàng cá cảnh là sẽ có đồ dùng ngay, hoặc không có thể tìm mua ở trên mạng.

Nếu không các bạn có thể sử dụng cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng bẫy ốc đơn giản là đặt một lá rau diếp vào bể cá, kẹp cuống lá vào thành bể và để qua đêm.

Bẫy ốc trong bể thủy sinh kiểu này khá hiệu quả, thông thường vào buổi sáng, khi lấy lá rau diếp ra, bạn sẽ thấy lũ ốc tụ tập ở mặt dưới lá rau.

Các bạn cứ thực hiện liên tiếp cách này cũng sẽ loại bỏ được một lượng ốc lớn.

Còn nếu trong bể các bạn có một vài con ốc thôi, thì nên nhặt tay, bởi nó sẽ không ảnh hưởng đến môi trường.

Nhưng do ốc hay hoạt động về đêm, khi con người chìm vào giâc ngủ, nên cách này có vẻ không giúp gì được nhiều và không được thông dụng lắm.

Ốc hại trong hồ thủy sinh thật thiếu sót nếu không nói tới ốc con, tuy chúng nhỏ bé nhưng có thể bò lên thành bể, gây hại cho cây, làm xấu thẩm mĩ.

Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh hiệu quả sử dụng với loại ốc này là dùng ống nước có đường kính nhỏ như vòi bơm khí làm ống hút.

Di ống xung quanh và hút những sinh vật này ra. Mỗi lần hút các bạn có thể hút được 100 con.

Tuy nhiên, quá trình này vẫn sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng các bạn nên kiên trì, lặp lại việc này trong vòng vài tiếng.

4. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng cách thả loài săn mồi vào bể.

Ốc hại thủy sinh

Các loại cá sau sẽ rất hợp để diệt các loại ốc hại thủy sinh:

  • Cá ngựa vằn (Zebra)
  • Cá chạch Dwarf Chain
  • Cá chạch hề “chỉ phù hợp với những bể thủy sinh lớn”
  • Cá Pictus da trơn “cũng chỉ phù hợp với những bể thủy sinh lớn”.

Những loài cá trên đều có chung đặc điểm là loài cá ăn xác thối nên rất hợp với nhiệm vụ diệt ốc trong hồ thủy sinh.

Ngoài ra, các bạn có thể dùng độc trị độc, đó là dùng ốc sát thủ. Loài này sẽ ăn đồng loại của chúng, nhưng chúng không sinh sôi quá nhanh nên cũng khá phù hợp.

5. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng nhiều giải pháp.

Ốc rất hại cho hồ thủy sinh, chúng còn sinh sản và lây lan với tốc độ lớn. Vì thế, việc diệt ốc phải được ưu tiên.

Các bạn hãy áp dụng nhiều cách diệt ốc trong hồ thủy sinh cho công việc này. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý giống loài này, các bạn chỉ cần tìm đọc nhiều.

6. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh bằng cách tổng vệ sinh bể cá

Diệt ốc trong hồ thủy sinh

Khi tình hình ốc phát triển quá nhanh, quá nhiều, không còn nằm trong tầm kiểm soát nữa thì các bạn cần tổng vệ sinh ngay. Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh này có nghĩa là các bạn phải lấy mọi thứ ra khỏi bể cá.

Từ các vật trang trí đến đến các cây thủy sinh, kể cả sỏi, rồi tháo cạn nước, cọ rửa tất cả thật sạch và phơi khô trước khi tích nước và trả lại mọi thứ vào bể.

Còn đối với cách diệt ốc sên trong hồ thủy sinh các bạn ạp dụng theo 6 cách như trên là được. Giờ chúng ta sẽ đến với phần tiếp theo của bài viết.

Ngăn ngừa ốc sau khi áp dụng các cách diệt ốc trong hồ thủy sinh

Sau khi áp dụng các cách diệt ốc trong hồ thủy sinh ở trên và thành công, các bạn cần kiểm tra kỹ lại mọi thứ trước khi cho vào bể cá. Hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn có ốc và trứng ốc.

Nhiều người hay chủ quan với bước này nhưng đây là bước quan trọng nhất. Bởi nó giúp bạn ngăn gừa ốc một cách triệt để, tuy mất thời gian nhưng nó sẽ tránh được nhiều rắc rối sau này.

Đối với các cây thủy sinh sau khi áp dụng cách diệt ốc trong hồ thủy sinh ở trên cần cho đi cách ly. Bằng cách cho cây vào một bể riêng, để ở đó vài tuần, các bạn vẫn phải chú ý quan sát để nhặt mọi con ốc còn sót lại.

Nếu các bạn nào cẩn thận hơn thì có thể ngâm các vật dụng sau khi sử dụng cách diệt ốc trong hồ thủy sinh ở trên vào dung dịch trước khi cho vào bề.

Ngâm vào dung dịch thì có thể loại bỏ được ốc và trứng khoảng 80%. Pha dung dịch theo công thức 1 phần thuốc tẩy với 19 phần nước. Nghĩa là khoảng ¾ cốc thuốc tẩy pha với 4 lít nước.

Ngâm cây khoảng 2 – 3 phút trong dung dịch. Sau khi ngâm xong, phải rửa lại thật sạch. Nên rưa ở vòi nước chảy trong 5 phút.

Lưu ý: Dung dịch rất có hại cho cây, nên cần chú ý liều lượng để đảm bỏ cho cây.

Ngoài ra, ở cách diệt ốc trong hồ thủy sinh thì dung dịch nhôm sulfate và nước cũng rất thích hợp làm việc này.

Công thức: pha 2-3 thìa cà phê nhôm sulfate với 4 lít nước và khuấy tan. Sau đó thực hiện ngâm cây, ít nhất 2 – 3 tiếng, lâu nhất là 24 tiếng. Khi xong, lấy cây ra cũng phải rửa sạch trước khi cho vào bể cá.

Cách diệt ốc trong hồ thủy sinh

Một vài lời khuyên trong cách diệt ốc trong hồ thủy sinh

Một vài con ốc có ích trong bể cá bởi chúng là loài vật ăn xác thối nên về một mặt nào đó là cũng có ích, nên các bạn không phải lo về vấn đề này.

Lưu ý: Có một loài ốc đặc biệt ở cách diệt ốc trong hồ thủy sinh mà trên chưa nhắc đến là ốc kèn Mã Lai.

Thường sống bằng cách vùi bên dưới lớp sỏi trong hồ thủy sinh và hay hoạt động về đêm, nên rất khó phát hiện. Nhiều người chỉ phát hiện ra khi thấy chúng sinh sôi nhiều đến mức trông như lớp sỏi đang động đậy.

Ngoài ra, thì ốc bươu cũng là một loài đáng quan tâm, để tránh chúng sinh sôi, xâm chiếm hồ thủy sinh. Bên cạnh đó, ốc con có thể dùng làm thức ăn cho cá.

Có một điều khá thú vị, là ở một số cửa hàng hàng sẽ cung cấp cây thủy sinh đảm bảo không có ốc, nên các bạn hãy tìm kiếm những cửa hàng này.

Như vậy, qua bài viết trên, Fao đã giới thiệu đến cho các bạn các cách diệt ốc trong hồ thủy sinh đồng thời là các lời khuyên và lưu ý. Fao tin rằng các bạn đã nắm được tất cả các cách trên. Chúc các bạn diệt ốc thành công!