Cách giâm cành hoa nhài là phương pháp hữu hiệu nhất để nhân giống hoa nhài, với những ưu điểm vượt trội so với những phương pháp khác như có chất lượng cao, dễ dàng thực hiện, tốn ít thời gian,… khiến cho mọi người đều áp dụng kỹ thuật này.
Ngoài việc trồng với mục đích chính là để trang trí nhà cửa thì hoa nhài (hoa lài) còn được trồng để diệt trừ vi khuẩn, chữa trị hôi miệng, điều hòa nội tiết, làm mịn, sáng da, tăng khả năng miễn dịch, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi. Hoa, lá và rễ của hoa nhài còn có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Những bông hoa nhài rực rỡ có hình ngôi sao xinh xắn mang hương thơm ngọt ngào quyến rũ lan tỏa trong không khí vào những đêm mùa hè khiến người ngửi thấy say đắm.
Chúng nở suốt mùa hè trên những bụi cây hay dây leo, tùy thuộc vào từng giống hoa. Những nụ hoa nhài có thể dùng để làm một loại trà thơm và giúp phục hồi sức khỏe cho con người.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách giâm cành hoa nhài cũng như là những kỹ thuật giâm, cách chăm sóc hoa nhài để đạt được chất lượng tốt nhất nhé.
Chuẩn bị thực hiện cách giâm cành hoa nhài
Trước khi bắt tay vào kỹ thuật giâm cành hoa nhài thì bạn cần phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết để quá trình thực hiện được nhanh chóng và thuận tiện hơn nhé.
Bạn có thể tận dụng ngay những bao xi măng, bao tải, khay, thùng xốp, chậu có sẵn trong nhà hay mảnh đất trống trong vườn để tiến hành trồng hoa nhài. Lưu ý: Dưới dụng cụ trồng hoa nhài cần được đục lỗ để cây có khả năng thoát nước.
Hoa nhài là loại cây ưa ấm, không chịu được giá lạnh. Nhiệt độ phát triển lý tưởng nhất nằm trong khoảng từ 20 đến 25 độ C, mở rộng ra là 22 cho tới 35 độ C. Loại cây này không ưa ánh nắng, sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nửa râm.
Loại đất phù hợp nhất để giâm cành hoa nhài là loại đất cát ít chua, có nhiều chất mùn, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Nếu bạn trồng trong bồn có thể sử dụng đất mùn, đất thịt hay đất hỗn hợp có chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ.
Bạn có thể mua đất sẵn hay thực hiện trộn đất cùng với phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên thực hiện bón lót với vôi rồi tiến hành phơi ải từ 15 cho tới 20 ngày trước khi trồng để xử lý những mầm bệnh nằm trong đất.
Bạn có thể tiến hành trồng hoa nhài vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng đối với các tỉnh phía Bắc thì thời vụ trồng hoa nhài tốt nhất từ tháng 2 cho tới tháng 4, còn đối với những tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa.
Đất cần được làm kỹ, nhặt sạch toàn bộ cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng nhài không gặp phải tình trạng ngập úng.
Cách giâm cành hoa nhài hiệu quả nhất
Cách nhân giống hoa nhài phổ biến nhất là phương pháp giâm cành hoa nhài. Bạn nên lựa chọn những cây khỏe, không bị nhiễm bênh hại, ụ đất ươm phải tơi xốp, màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt, không có đá hoặc vụn gạch ngói.
Nên tiến hành thực hiện kỹ thuật giâm cành hoa nhài vào mùa Xuân, sau khi giâm khoảng 20 ngày thì cành sẽ bắt đầu hình thành rễ.
Nếu cây được trồng bằng cành hoa nhài chưa ra rễ, thì các bạn trồng cần phải lấp đất ở độ sâu từ 10 đến 15cm, trồng bằng gốc lấp kín toàn bộ phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp kín phần hom đã cắm vào bầu.
Sau khi trồng xong thì bạn tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm để hoa nhài có thể sinh trưởng, phát triển tốt.
Kỹ thuật chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng hoa nhài
Đây là giai đoạn rất quan trong trong quá trình giâm cành hoa nhài. Vì vậy các bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây trồng, tưới nước và bón phân với liều lượng vừa đủ để cây được khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây mới trồng, trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển nên giữ cho đất được ẩm, mùa Đông nên hạn chế việc tưới nước.
Để phát triển tốt thì bạn phải bón nhiều phân cho hoa nhài, nhưng nên bón phân đạm với một lượng vừa phải. Nên thực hiện bón phân chuồng hoai mục, lân, kali và thời điểm là mùa Thu để tăng sức đề kháng cho cây. Mùa Xuân nên bón nhiều lân để giúp cây nhanh chóng ra hoa.
Sau 2 năm trồng hoa nhài trong chậu bạn nên đổi chậu một lần vào thời điểm đầu Xuân. Sau khoảng 1 năm trồng, lúc này hoa nhài bắt đầu nở hoa.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách giâm cành hoa nhài cũng như là những kỹ thuật, cách chăm sóc cành sau khi giâm để đạt được chất lượng tốt nhất rồi.
Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây hoa nhài nở hoa rực rỡ, lan tỏa hương thơm ngào ngặt bằng kỹ thuật giâm cành hoa nhài mà Fao hướng dẫn trong bài viết hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công.