Người ta trồng cây thằn lằn với mục đích để trang trí cho căn nhà, loại cây này bám chắc trên tường, gỗ, đá… tạo sự cổ kính, mắt mẻ và tươi xanh. Do đó, được trồng rất nhiều tại các khu nghĩ dưỡng, biệt thự và cắc căn nhà thiết kế theo phong cách cổ xưa.
Ở Hà Nội, bạn có để ý tại các căn biệt thự ở Hồ Tây, nổi bật với những bức tường cổ kính bám đầy cây thằn lằn. Nhiều người không khỏi suýt soa vì vẽ đẹp tươi mát tráng lệ.
Thằn lằn quả là loại cây đáng trồng nếu bạn là người yêu thiên nhiên, thích sự cổ kính. Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây thằn lằn phát triển tươi tốt nhất nhé!
Đặc điểm của cây thằn lằn
Trước khi bước vào cách trồng vảy ốc thì hãy cùng Fao tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của cây thằn lằn nhé. Nắm được những đặc tính của chúng thì việc trồng và chăm sóc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều phải không nào.
Cây thằn lằn (có tên tiếng anh là Ficus pumila) là một giống cây trầu cổ mang nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền, có nơi gọi chúng là cây Vẩy ốc, Vảy ốc hay còn được gọi là cây Trâu hổ.
Chúng ta thường nhìn thấy cây thằn lằn leo trên tường hoặc mọc bám xung quanh những gốc cây lớn khác.
Bởi cây thằn lằn là dạng dây leo nên chúng có thể lan rộng ra khắp nơi, bám chặt bởi phần dây và lá thì sẽ sinh trưởng tự do. Lá thằn lằn nhỏ và đầu lá có hình dạng trái tim giống dạng vảy ốc nên người ta thường gọi chúng là Vảy ốc.
Cây có khả năng bám rất chắc và trồng chúng rất đơn giản cho nên người ta thường trồng cây thằn lằn để làm cảnh, tạo nên ngôi trở nên thân thiện với thiên nhiên hơn.
Ngoài ra các bạn cũng dễ thấy được những dàn thằn lằn trải dài trên những ngôi nhà biệt thự hay những khu nghỉ dưỡng, đặc biệt là những khu gần biển.
Bên cạnh việc có thể làm cảnh thì cây thằn lằn đá còn mang trong mình nhiều công dụng để chữa bệnh, đây là một vị thuốc giúp điều trị bệnh xương khớp rất hiệu quả.
Cây thằn lằn ưa sáng và có thể phát triển tốt trong môi trường ẩm, đặc biệt cây không cần phải chăm sóc quá nhiều như những loại cây trồng khác.
Với những dây thằn lằn leo tường sinh trưởng xanh tốt sẽ rất đẹp, nhìn vào như một bức thảm xanh mướt thật thoải mái, dễ chịu. Vì vậy trồng cây thằn lằ thường tháy tại những cột cổng nhà, bờ tường vừa tạo bóng mát lại tăng thêm tính thẩm mỹ.
Cây thằn lằn có dạng thân gỗ, những nhánh nhỏ có thể vươn xa và bám rất chắc chắn. Rất nhiều người sử dụng dây thằn để trang trí cho ngôi nhà của mình bởi cây thích hợp với mọi thời tiết, cách trồng cây vảy ốc đơn giản và có khả năng sinh sôi nảy nở tốt.
Đặc biệt là tại những khu nghỉ dưỡng thì trồng cây thằn lằn rất hợp lý vì giá thành thấp, lại không tốn nhiều thời gian, công sức chăm sóc.
Kinh nghiệm lựa chọn cây thằn lằn
Mặc dù cách trồng cây thằn lằn rất dễ nhưng nếu như bạn lựa chọn loại cây khỏe mạnh, không bị bệnh thì sẽ mang lại hiệu quả và chất lượng tốt hơn.
Nếu cây có chất lượng tốt thì sẽ sinh trưởng nhanh, không mất nhiều công sức chăm sóc chúng.
Nhân giống cây vảy ốc
Mọi người thường nhân giống cây thằn lằn bằng hạt, bạn nên lựa chọn những cửa hàng chuyển bán hạt giống uy tín và chất lượng để mua chúng.
Ngoài ra chúng ta vẫn thực hiện việc trồng cây thằn lằn bằng cách giâm cành, lựa chọn cành tốt để giâm là vô cùng cần thiết.
Nên chọn lựa những cành bánh tẻ và chứa chồi xanh tốt vì đó là những cành khỏe mạnh, mang lại hiệu quả cao, giúp dễ dàng nhân giống để thu được một cây mới chất lượng.
Cách giâm cành cây thằn lằn:
Cắt một đoạn cành nhỏ có chiều dài khoảng 20 đến 30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất trồng, tưới nước với liều lượng vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu tại những vị trí mát mẻ, ẩm và có nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh chóng sinh trưởng.
Cách trồng cây thằn lằn
TƯỜNG RÀO PHỦ CÂY ĐẸP NHƯ MƠ tại Củ Chi
Cách trồng cây thằn lằn tương đối đơn giản, chỉ cần thực hiện theo những chỉ dẫn dưới đây là các bạn hoàn toàn có thể thu được những cây thằn lằn xanh mướt trên ngôi nhà của mình rồi.
Khi cành giâm đã mọc nhiều rễ và phát triển chồi thì có thể đem chúng đi trồng. Đất được sử dụng để trồng cây thằn lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha hay đất cát…vì loại cây này có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau.
Tiến hành đào một lỗ có kích thước phù hợp với cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào trong lỗ sau đó lấp đất lại rồi tưới nước cho đất ẩm.
Nhưng trong thời gian giâm cành và mới trồng cây thằn lằn, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây có thể sinh trưởng tốt.
Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và nhanh chóng phủ kín tường nhanh hơn thì tưới nước đều đặn với tần suất là 1 lần/ngày và bón thêm cho cây một chút phấn bón lá (nhưng không cần phải thực hiện việc làm này thường xuyên).
Cách chăm sóc cây thằn lằn
Việc chăm sóc cây thằn lằn trong quá trình cách trồng cây vảy ốc là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cây luôn được xanh tốt thì bạn cần phải tưới nước cho cây với liều lượng vừa đủ nhé.
Chúng ta nên trồng cây thằn lằn tại những vị trí có nhiều ánh sáng bởi đây là loại cây sinh trưởng rất tốt khi có nhiều ánh sáng.
Trong thời gian mới trồng nên thường xuyên tưới nước, đây là nguyên tắc áp dụng với tất cả các loại cây trồng không chỉ ở cây thằn lằn.
Nhưng đối với thằn lằn khi vào giai đoạn đã trưởng thành, khi chúng có thể lan rộng ra khắp vùng thì việc tưới nước không cần phải thực hiện thường xuyên nữa. Vì chúng có khả năng chịu được nắng nóng rất tốt.
Nên thường xuyên thực hiện việc cắt tỉa đi những lá vàng úa, để không gây mất mỹ quan và giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
Các bạn cũng có thể trồng cây thằn lằn theo những hình dáng mà bạn mong muốn giống với các loại cây cảnh khác. Không đơn giản theo cách truyền thống là để dây bò tự nhiên trên tường hoặc cổng nhà mà các bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho cây thằn lằn của mình.
Khi tạo hình dáng cho cây thằn lằn cũng cần phải có kỹ thuật để tránh tình trạng bị đứt dây và không ảnh hưởng tới những nhánh cây khác.
Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng đổi lại thì sẽ mang cho chúng ta một không gian lạ mặt và đặc biệt hơn rất nhiều.
Đối với những người trong nghề, chuyên chơi cây cảnh thì công việc này thì rất đơn giản và không hề có gì khó khăn với họ.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng cây thằn lằn cũng như là cách chăm sóc chúng để có hiệu quả tốt nhất rồi.
Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây thằn lằn xanh tốt, nhuộm màu xanh cho ngồi nhà của bạn. Chúc các bạn thành công!