Cách trồng rau lang lấy ngọn được mọi người chia sẻ rất nhanh chóng, hầu hết các bà nội chợ đều tự tay trồng cho gia đình mình loại rau bổ dưỡng này để cùng thưởng thức.
Để có những bữa ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng các chất xơ cần thiết cho cơ thể, rau lang luôn là một trong những loại rau được trồng phổ biến trên nhiền vùng miền ở Việt Nam hiện nay.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng rau lang lấy ngọn cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để đạt được năng suất và chất lượng cao nhé.
Các loại rau lang
Ở Việt Nam, có khá nhiều loại rau lang ví dụ như khoai lang Nhật Bản, khoai lang trắng siêu ngọn, khoai lang Lệ Cần, Hoàng long,…Bất cứ loại khoai lang nào cũng có thể dùng ngọn của chúng để làm rau ăn. Tùy thuộc vào từng loại khoai lang mà ngọn của chúng có mùi vị, độ chát và màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên, được nhiều người đánh giá là ngon nhất vẫn là rau lang trắng siêu ngọn. Ngọn rau lang trắng có hương vị ngọt, không chát, màu xanh non rất mắt bắt mắt.
Loài rau lang này chỉ nuôi ngọn, lá mà không cho củ, thân cũng không vươn dài nhưng đổi lại, sức nảy chồi của rau lang trắng khiến chúng ta phải kinh ngạc.
Đặc điểm của rau lang
Để thành công với cách trồng rau lang lấy ngọn thì bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu đặc điểm của rau lang, hãy cùng Fao tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của rau lang để hiểu hơn về chúng.
Khoai lang rất ưa đất ẩm, xốp, nhiều mùn. Nếu trồng rau lang ở những mảnh đất nghèo chất dinh dưỡng, đất cứng, khô hạn, rau lang sẽ rất cằn, nhanh già cỗi và có thể không thể sống sót.
Khoai lang thích sống trong thời tiết ấm áp, vì vậy nếu bạn ở miền Bắc Việt Nam vào mùa Đông hay những vùng miền có nhiệt độ dưới 17 độ C, khoai lang sẽ thể sinh trưởng triển được.
Khoai lang là giống cây thân bò. Vì vậy, chúng thích được sống trong những khoảng vườn có diện tích đủ rộng để “thoải mái” vươn thân ra xa.
Khoai lang có thể trồng ở những vị trí có ít ánh sáng. Nếu chúng ở nơi có nhiều nắng, đốt trên thân cây mau hơn thì tại những vị trí thiếu sáng, thân chúng vươn dài ra, màu sắc trên thân nhạt hơn (do có ít chất diệp lục) và những đốt cây cách nhau xa hơn. Tuy nhiên nếu không có ánh sáng, chúng không thể sinh trưởng và phát triển đâu nhé.
Khoai lang rất “sợ” sâu đất, bọ hà vì những loài này tấn công rất “mãnh liệt” vào bộ rễ và củ của khoai lang. Nhưng, rau khoai lang lại có cách “đối kháng” rất thông minh bằng cách mọc ra vô số rễ mới từ những các đốt trên của thân cây.
Cách trồng rau lang lấy ngọn đơn giản nhất
Bạn có thể áp dụng cách trồng rau khoai lang lấy ngọn, vừa để ăn củ. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, Fao xin đề cập tới cách trồng rau lang lấy ngọn theo hướng hữu cơ.
1, Làm đất trồng rau lang ăn lá
Đất được sử dụng để để trồng rau khoai lang cần có diện tích đủ rộng, nhỏ nhất phải từ 2 mét vuông trở lên. Khoai lang trắng lấy ngọn có đặc tính là bò khắp nơi, chúng bò tới đâu thì mọc rễ ngay tới đó.
Rễ sẽ mọc trên mỗi đốt của thân cây khoai lang. Nếu diện tích đất trồng quá hẹp, rễ khoai lang sẽ không có diện tích để bám, khả năng bò của khoai lang sẽ hạn chế hơn, khả năng nảy chồi của chúng vì vậy cũng thu hẹp lại.
Nếu dự định trồng rau lang siêu ngọn trong thùng xốp, bạn cần lựa chọn loại thùng xốp, chậu có diện tích rộng, chiều sâu tầm 20 cm, và đặc biệt phải sử dụng thật nhiều thùng xốp mới cung cấp đủ lượng rau cho cả gia đình.
Còn nếu trồng rau lang ăn lá trên sân thượng, hay sân bê-tông, bạn có thể tận dụng những viên gạch để quây thành hình chữ nhật có diện tích phù hợp, rồi đổ đất vào trong.
Đất được lựa chọn để trồng khoai lang cần phải giàu mùn, nhiều chất dinh dưỡng và phải tơi xốp để đảm bảo cây trồng được phát triển nhanh chóng. Để cos được điều này, bạn có thể mua đất đã được trộn sẵn tại các cửa hàng bán đất trồng uy tín, chất lượng.
Nếu không thì bạn cũng hoàn toàn có thể tự tay thực hiện việc trộn đất, hãy trộn đất trồng cùng với phân hữu cơ đã ủ hoai mục hoặc sử dụng những loại phân vi sinh. Tỷ lệ trộn phân vi sinh cùng với đất là 2:1, tức là cứ 2 phần đất được trộn cùng với 1 phần phân vi sinh.
2, Chọn giống trồng rau lang ăn lá
Nên trồng khoai lang lấy ngọn bằng cành là tốt nhất, bởi nó mang lại năng suất cao nhất so với việc trồng bằng củ hãy các bộ phận khác. Nếu trồng rau lang bằng củ, khả năng phát triển và sinh trưởng của chúng kém hơn nhiều so với việc trồng bằng cành.
Bạn hãy chọn lựa những cành khoai lang đã già để trồng. Cách nhận biết cành nào đã già rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát màu sắc và số lượng rễ trên cành. Thông thường, cành già sẽ có màu sắc đậm hơn, cứng hơn, và đã xuất hiện rễ mọc ra từ những đốt trên thân.
Khi đã chọn được cành khoai lang già, cần sử dụng dao cắt phần thân thành từng khúc có chiều dài khoảng 20 tới 25 cm và tiến hành trồng. Lưu ý, phần được mang đi trồng phải chứa đốt khoai lang già, vì rễ được mọc ra từ những đốt này.
3, Thực hiện cách trồng rau lang lấy ngọn
Vùi dây khoai lang vừa cắt vào trong đất sao cho phần đốt ngập hoàn toàn trong đất và sâu xuống dưới cách mặt đất khoảng 5 tới 7 cm. Đồng thời, nén chặt đất phần đất xung quanh gốc.
Khoảng cách khi tiến hành giâm dây khoai lang phù hợp nhất là hàng cách hàng một khoảng 50 cm, cây cách cây một khoảng 40 cm.
4, Tưới nước
Sau khi trồng rau lang xong bạn cần phải tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm cho đất. Tưới nhẹ nhàng để đất xung quanh gốc không bị xói mòn. Nếu sau khi trồng mà gặp phải thời tiết nắng nóng, bạn cần phải che đậy cho cây để khoai lang không bị héo rũ và chết.
Sau khoảng thời gian là 5 tới 7 ngày bạn không cần che chắn thêm gì cho cây nữa. Duy trì thói quen tưới nước hàng ngày cho cây theo tần suất 2 lần 1 ngày để rau nhanh tươi tốt và sớm cho thu hoạch.
Phòng bệnh cho cây khoai lang
Trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng rau lang lấy ngọn có thể gặp phải tình trạng cây gặp phải vấn đề về sâu bệnh, côn trùng phá hoại.
Tuy nhiên khi thấy cây khoai lang xuất hiện sâu bệnh thì bạn nhanh chóng tiêu diệt chúng bằng cách dùng tay bắt trực tiếp là an toàn cho chúng ta khi sử dụng nhất, nếu cây có tình trạng bị nhiễm sâu bệnh này thì phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt chúng triệt để.
Thông thường, rau khoai lang lấy ngọn nói chung và những loại rau lang nói riêng rất ít bị nhiễm sâu bệnh, rầy hay nấm bệnh, nhưng lại hay bị bọ hà và sâu đất xâm nhập. Chỉ cần trước khi bắt tay vào trồng, bạn sử dụng đất sạch hoặc đất đã được xử lý kỹ mầm bệnh là được.
Trong thời gian trồng rau lang, cứ 2 tháng thì bạn tiến hành bón phân vi sinh hoặc phân hữu cơ một lần để cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì nếu cây rau thiếu nước hoặc thiếu chất, ngọn của rau lang ăn sẽ rất cứng và kém ngon.
Thu hoạch rau lang
Chắc chắn đây là công đoạn mà mọi người mong chờ nhất phải không nào, tuy nhiên để thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn của cây thì bạn phải dựa vào đặc điểm sinh trưởng của cây, thời gian kể từ khi trồng rau lang mà bắt tay vào thu hoạch.
Tránh trường hợp thu hoạch muộn, lúc đó cây đã bị già, ăn sẽ mất vị ngon ban đầu của rau và chất dinh dưỡng có trong rau cũng tiêu biến rất nhiều.
Sau khoảng thời gian trồng và chăm sóc rau lang được 1 tháng sau là đó là lúc ta có thể tiến hành thu hoạch, các bạn lấy lá và ngọn, cắt ngọn với độ dài khoảng 20cm.
Sau khoảng thời gian thu hái xong các bạn nên bón thêm cho cây rau lang các chất dinh dưỡng cho cây để nhanh mọc lá và nhánh mới giúp bạn có thể thu hoạch thường xuyên hơn.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng rau lang lấy ngọn cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc rau để năng suất thu được là cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây rau lang xanh tốt, khỏe mạnh để cùng thưởng thức với gia đình mình nhé. Chúc các bạn thành công!