Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách Trồng Sắn Dây hiệu quả cho củ “siêu to khổng lồ”

Từ xa xưa, sắn dây đã gắn bó với người nông dân Việt Nam, hầu hết mỗi gia đình nhà nông đều dành một diện tích nhỏ để trồng sắn dây, hay có những hộ gia đình trồng sắn dây với diện tích lớn để buôn bán, mang lại thu nhập tương đối.

Theo Đông y, sắn dây (còn có tên gọi là cát căn) có vị ngọt, tính mát, mang tác dụng trị cảm cúm, cảm sốt, đau mình mẩy, đau đầu, sốt cao, môi khô, đại tiện bí kết, miệng khát, trị tăng huyết áp, trị bệnh tiểu đường, đau đầu,…

Với thân hình xù xì, nâu đen vậy mà trong thành phần của chúng lại chứa vô vàn công dụng hữu ích như vậy. Bạn đã sẵn sàng cùng Fao để sở hữu chúng bằng chính tay mình chưa nào.

Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng sắn dây hiệu quả cũng như những kỹ thuật, cách chăm sóc loại củ này nhé!

Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng sắn dây

Để việc kỹ thuật trồng sắn dây được dễ dàng và thuận tiện thì trước đó bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ cần thiết cũng như nắm được những kỹ thuật trồng nhé.

Cách trống sắn dây

1, Dụng cụ trồng sắn dây

Bạn có thể tận dụng ngay những vỏ bao xi măng, bao tải, chậu, khay hay thùng xốp có sẵn trong nhà bạn hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng sắn dây nhé. Chú ý: Nếu bạn sử dụng khay thì dưới đáy dụng cụ trồng cần được đục lỗ để cây thoát nước.

Nếu bạn thực hiện trồng sắn dây trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần những dụng cụ trồng có độ sâu từ 1m trở lên.

2, Đất trồng sắn dây

Bạn có thể trồng sắn dây trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sắn dây sẽ cho năng suất cao nhất nếu chúng được trồng trong đất mùn, tới xốp và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Bạn có thể mua đất sẵn tại các cửa hàng chuyên bán tư vật liệu nông nghiệp hoặc tiến hành trộn đất cùng với phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, than bùn, xơ dừa, mùn hữu cơ…

Nên thực hiện việc bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 đến 20 ngày trước trồng sắn dây để loại bỏ toàn bộ mầm bệnh nằm trong đất.

Chọn giống và trồng sắn dây

Người ta thường nhân giống sắn dây bằng hom hoặc củ giống. Trồng sắn dây bằng thân cây nên bạn cần chọn những dây bánh tẻ, dây sắn để trồng có độ dài từ 0,5 tới 1m (cứ cách 15 đến 20cm có một mắt mầm là phù hợp nhất).

Sau khi cắt dây bánh tẻ xong, bạn dùng vôi đã tôi chấm vào 2 đầu vừa giúp giữ cho cây được tươi lâu và tránh những nấm bệnh.

Sau đó, dùng dao cắt những cành mọc trên dây không làm dây xây xát, sẽ khiến cho bị mất nước khô dây. Dây giống nên cuộn chúng thành vòng tròn, đường kính từ 20 đến 25cm.

1, Trồng sắn dây bằng cách giâm hom

Với cách trồng sắn dây bằng cách giâm hom thì bạn cần chọn cành bánh tẻ, cắt 1 đoạn sao cho có từ 2 tới 3 mắt mầm, đem giâm chúng vào trong bầu đất sau khoảng 1 tới 1,5 tháng thì bạn có thể bắt tay vào việc đem trồng (khi đem trồng sắn dây nên kiểm tra xem cây đã sinh trưởng rễ hoàn chỉnh thì mới tiến hành trồng).

Trồng sắn dây

2, Trồng sắn dây bằng củ giống

Sau khi thu hoạch sắn dây trong vòng 1 tuần, chọn củ sắn dây tốt không bị nhiễm sâu bệnh để trồng. Cắt củ thành từng miếng dài rộng 5 đến 7cm chấm mặt cắt vào tro bếp, để ở những nơi khô ráo, thoáng mát cho khô vết cắt rồi đem trồng thẳng xuống hốc hay trồng vào bầu.

Ngoài ra, bạn có thể ủ giúp củ nảy mầm để trồng sắn dây bằng cách cắt củ lấy phần trên, chấm mặt cắt vào tro bếp giúp khô vết cắt. Đặt củ lên rơm rạ, bao tải hay trấu theo từng lớp, phía trên của mỗi lớp củ rải tro bếp trộn lẫn với phân lân.

Trên cùng phủ 1 lớp rơm kín, che mát và thường xuyên tưới nước với liều lượng vừa đủ ẩm. Sau 2 tới 3 tuần thì củ nhú mầm và có thể đem trồng sắn dây.

Sau khi đã hoàn tất việc chuẩn bị giống và đất trồng xong, đào hốc trồng theo kích thước 0,8 x 0,8m, độ sâu từ 0,3 đến 0,5m, khoảng cách giữa các hốc là 2m. Đổ lớp mùn rơm rạ, lá cây đã hoai mục xuống đáy hốc.

Rắc một lớp đất bột có độ dày từ 5 đến 10cm lên trên lớp mùn. Đặt cây giống và phủ đất mùn vào, rơm rạ hay lá cây hoai mục lên trên cùng (tránh không lấp vào mầm cây). Tưới nước với liều lượng vừa đủ để giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật trồng sắn dây

Chăm sóc cây sắn dây

Đây là bước cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của sắn dây. Bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây, tưới nước với liều lượng vừa đủ để cung cấp độ ẩm cho cây.

Khi mầm cây sinh trưởng được 10 đến 20cm thì bạn thiết kế giàn cho sắn dây leo hoặc tận dụng những thân cây gỗ to giúp sắn leo vào.

Khi thân sắn có độ cao khoảng 1m thì cuộn dây lại một lần nữa, sau đó phủ đất và mùn lên trên, việc làm này có tác dụng là tạo ra tầng củ thứ 2. Thường xuyên làm sạch toàn bộ cỏ dại, vun xới để đảm bảo cho đất luôn được tơi xốp.

Bón phân cho cây sắn dây

Bón phân là việc làm không thể thiếu trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng sắn dây, bạn hãy bón phân với liều lượng vừa đủ để tránh tình trạng phản tác dụng nhé.

  • Đợt 1: Sau khi trồng sắn dây khoảng 1 tháng thì sử dụng urê pha loãng tưới bổ sung với tỷ lệ 2 muỗng café urê/bình 8 lít.
  • Đợt 2: Sau khi trồng sắn dây khoảng 3 tháng thì bón 200g NPK 16-16-8 và 5 cùng với 10kg phân chuồng cho mỗi gốc.

Bạn cần cắm chà cho dây leo (cắm theo hình chữ A giống với cách trồng rau ăn quả). Chú ý: Tuyệt đối không được cho dây sắn chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng cao sẽ mọc rễ mới làm ảnh hưởng xấu tới năng suất và chất lượng tinh bột trong củ sau này. Chỉ tiến hành tưới nước khi khô hạn kéo dài, khi thời tiết bình thường thì bạn không cần phải tưới nước.

Thu hoạch sắn dây

Chắc chắc đây là công đoạn mà mọi người mong đợi nhất trong suốt khoảng thời gian trồng sắn dây đúng không nào. Tuy nhiên đừng quá vội vàng mà thu hoạch sớm quá so với dự định nhé, hay dựa vào đặc điểm của củ, thời gian từ khi trồng sắn dây mà bắt tay vào thu hoạch nhé.

Thu hoạch sắn dây

Sau khi trồng sắn dây khoảng 8 đến 9 tháng thì các bạn có thể tiến hành thu hoạch cây sắn dây. Khi thấy lá cây bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang màu vàng và rụng dần (hiện tượng trút lá vàng) thì tức là bạn hãy thu hoạch chúng.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng sắn dây cũng như kỹ thuật, cách chăm sóc sắn dây rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây sắn dây khỏe mạnh, cho năng suất cao nhé. Chúc các bạn thành công!