Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cây trầu bà hợp tuổi nào, có độc không, ý nghĩa phong thủy và cách trồng

Cây trầu bà có khả năng hút khí độc thải ra từ máy vi tính, loại bỏ formaldehydes một chất gây ung thư và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác, do đó thanh lọc không khí rất tốt.

Trồng cây trầu bà mang đến cho gia chủ sự thành đạt, may mắn và bình an. Rất phù hợp đặt trong phòng khách, trang trí sảnh, hiên nhà, treo của sổ, quán cà phê, quán nhậu hoặc bàn làm việc.

Trầu bà là cây gì?

Trầu Bà là thực vật có hoa, tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae). Các tên gọi khác như Vạn Niên Thanh leo, Thạch Cam Tử, cây sắn dây Hoàng kim, Hoàng Tam Điệp, Trầu Ba Vàng…

Cây trầu bà

Cây có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia.. hiện nay đã được trồng làm cảnh phổ biến tại Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích.

Trầu Bà có cây thân thảo dạng leo, lá đơn, thuôn dài ở đỉnh, gốc lá hình tim, có loại xanh toàn phần, có loại nhiều đốm vàng rải rác trên phiến lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, buông thõng xuống trên các chậu treo hoặc bò dài khi trồng trên đất.

Cây Trầu Bà rất dễ sinh trưởng, có tốc độ phát triển nhanh khi gặp điều kiện bóng râm, là loại ưa nước, hút nhiều nước do đó có thể trồng thủy sinh.

Cách trồng cây trầu bà trong nhà

Trầu bà có thể trồng bằng cành, chỉ cần cắt một đoạn có nhánh, có mầm, rồi trồng vào chậu đá trân châu hoặc cát thô. Không cắm cành này vào nước hoặc nơi đất ẩm, vì cây Trầu Bà chỉ có thể nhân giống được khi bị ngăn chặn sự sinh trưởng.

Cách trồng cây trầu bà

Trầu Bà phù hợp với loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng khí và giữ ẩm tốt. Có thể dùng hỗn hợp gồm đất trồng và phân chuồng hoai mục hoặc kết hợp thêm than củi để lâu ngày.

Cần thiết kế giàn leo hoặc cắm cọc để cây có chỗ để leo. Nếu không thì phải để cây Trầu Bà bám vào một thân cây khác.

Cách trồng cây trầu bà trong nước

Rửa sạch rễ Trầu Bà, rồi đặt vào trong bình hoặc chậu chứa dung dịch trồng cây. Chú ý không dùng nước máy đang chứa nhiều Clo, hãy để ngoài không khí vài tiếng cho bay hết khí Clo hãy dùng.

Cách chăm sóc cây trầu bà

Trầu bà là cây ưa bóng, râm mát, nơi có ánh sáng tự nhiên, vì vậy thích hợp trồng ở nơi có cường độ áng sáng trung bình. Nếu trồng ngoài trời thì cần có mái che, nếu không lá rất dễ vàng cháy hoặc chết cây.

Nếu trồng thủy sinh, nơi bàn làm việc thì không đặt quá sát cửa kính hoặc chỗ có ánh nắng gắt chiếu vào. Mang cây ra phơi nắng mỗi tuần một lần vào sáng sớm từ 15-30 phút.

Cách chăm sóc cây trầu bà

Trầu Bà sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 15oC – 30oC. Cây không chịu được lạnh nên cần đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 8oC nếu gặp trời lạnh.

Trầu Bà là cây có nhu cầu nước cao, ưa ẩm, không chịu được hạn, nên cần tưới nước 1 lần/ngày. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước gây ra úng ngập, khiến cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.

Đối với cây Trầu Bà thủy sinh, tiến hành thay nước một lần mỗi tuần, lượng nước chỉ cần ngập 2/3 bộ rễ.

Chăm sóc cây trầu Bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không không cần cho nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể dùng một số loại phân bón lá, hòa tan rồi tưới cho cây.

Cây Trầu Bà rất ít sâu hại, nhưng đôi khi mắc một số bệnh phổ biến như: rệp, ve, thối rễ… Vì vậy cần thường xuyên quan sát, làm vệ sinh cây, nhặt bỏ lá vàng, thay nước,… Hạn chế dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vì không tốt cho môi trường sống.

Cây trầu bà có tác dụng gì?

Với vẻ đẹp xanh mát và tươi tắn. Trầu bà trở thành một loại cây để bàn hoàn hảo, tạo sự tươi mát, bắt mắt, thoáng mát cho không gian sống.

Đặc biệt, khả năng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí thải từ động cơ và máy lạnh…. Được ví như một cái máy lọc không khí mini và tự nhiên cho gia đình.

Ý nghĩa cây trầu bà trong phong thủy

Không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe nhờ khả năng thành lọc không khí, cây trầu bà còn đem lại sự thành đạt, may mắn và bình an cho gia chủ. Với nét đẹp sang trọng, cây trầu bà đế vương thể hiện tinh thần vua đế và quyền uy.

Trồng cây trầu bà trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Tránh xa những điều xui xẻo, thị phi, không may mắn trong cuộc sống hàng ngày.

Cây trầu bà hợp tuổi nào?

Các chuyên gia phong thủy chia sẻ, cây trầu bà hợp nhất với người tuổi ngọ. Nhờ khả năng giúp trấn át các khuyết điểm, giúp thành công trong sự nghiệp và tiền tài.

Người tuổi ngọ có tính cách kiên cường, không bao giờ thừa nhận thất bại, họ thường chiến đấu đến cùng chỉ cần bản thân mình còn có thể.

Không hành động thì thôi, nhưng một khi đã bắt đầu là người tuổi Ngọ thoát khỏi giai đoạn non trẻ, họ dễ gặt hái được khá nhiều thành công và nhận được những khoản tiền rất lớn.

Tuy nhiên, một nhược điểm là tiêu dùng khá phung phí, phóng khoáng, hào nhoáng thậm chí là sang chảnh quá mức cho phép, dó đó ít dư giã được.

Để khắc phục các vấn đề trên, người tuổi Ngọ nên đặt một cây trầu bà trong văn phòng hoặc trên bàn làm việc. Vừa giúp thu hút các nguồn khí tích cực, tăng vượng khí, hạn chế thói quen phung phí của mình. Từ đó, tiền tài sẽ được vững vàng hơn, giúp nhanh chóng làm giàu như “diều gặp gió”.

Trong thuyết phong thủy “hình nào khí ấy”. Nếu cây phát triển tươi tốt là mang lại vượng khí cho gia chủ. Còn ngược lại, nếu kém phát triển, khô héo, tài khí cũng suy giảm theo.

Vì vậy, người tuổi Ngọ nếu có trồng cây trầu bà thì để phát huy tác dụng tốt thì cần quan tâm đến trồng và chăm sóc cây đúng cách.

Cây trầu bà hợp mệnh gì?

Cây trầu bà hợp nhất với mệnh Mộc , là người có tính cách rộng lượng, phóng khoáng, hay giúp đỡ người khác, họ thường không để bụng khi người khác có lỗi với mình.

Người mệnh Mộc thường biết cách đối nhân xử thế do đó được nhiều người quý mến và kính trọng. Bên cạnh đó còn rất chủ động, không chịu quản thúc hay sự áp đặt từ người khác, thông minh, nhạy bén là những đặc điểm tạo nên thành công cho người mệnh mộc.

Người mệnh Mộc đa số khôn ngoan, biết sắp xếp mọi việc một cách khôn khéo nên dễ lấy lòng người khác. Thế nhưng, lại có nhược điểm là dễ tin người và không dứt khoát. Do đó để phát huy ưu điểm, mà hạn chế được nhược điểm thì cần trồng cây cây trầu bà.

Cây trầu bà có độc không?

Bên cạnh các tác dụng tốt, cần chú ý một điều là trong cây trầu bà có chứa Calcium oxalate. Đây là chất gây buồn nôn, tiêu chảy và bỏng rát niêm mạc nhẹ khi ăn phải. Vì vậy, khi trồng cần nhắc nhở và để xa tầm tay của trẻ em, để tránh gây tổn thương đáng tiếc.

Hình ảnh các loại cây trầu bà

Cây trầu bà xanh

Cây trầu bà xanh

Cây trầu bà vàng

Cây trầu bà vàng

Cây trầu bà thái

Cây trầu bà thái

Cây trầu bà sữa

Cây trầu bà sữa

Cây trầu bà ngọc

Cây trầu bà ngọc

Cây trầu bà cẩm thạch vàng

Cây trầu bà cẩm thạch vàng

Cây trầu bà cẩm thạch

Cây trầu bà cẩm thạch

Cây trầu bà bạc

Cây trầu bà bạc