Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kali nitrat KNO3 là gì? 4 tác dụng của KNO3 đến cây trồng

Trong nông nghiệp cây trồng không thể thiếu đi nguồn dinh dưỡng đến từ nitơ và kali có trong Kali nitrat (KNO3). Tuy nhiên để hiểu rõ tính chất cũng như tác dụng của KNO3 đối với cây trồng thì không phải ai cũng biết. Vì vậy bạn đọc có thể tham khảo những thông tin bổ ích về Kali nitrat (KNO3) mà Nông Sản Sạch chia sẻ dưới bài viết nhé!

Hợp chất Kali nitrat (KNO3) là gì?

Kali nitrat (KNO3) được xem là hợp chất hòa tan hai chất dinh dưỡng cho thực vật đó là nitơ và kali. Kali nitrat thường được nghiên cứu và đưa vào sử dụng làm phân bón cho các loại cây trồng. 

Vì Kali nitrat có chứa nitrat (NO3-), nguồn kali (K +) nhưng không chứa clorua (Cl⁻) nên nó mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Ngoài áp dụng trong nông nghiệp thì hợp chất này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y dược, công nghiệp, chế tạo thuốc nổ,…

KNO3 là hợp chất không gây hại cho cây trồng mà ngược giúp cây trồng khỏe mạnh, đề kháng tốt hơn.

Tác dụng của KNO3 đối với cây trồng trong nông nghiệp

Bà con nông dân bổ sung nguồn dinh dưỡng nitơ và nitrat cho cây trồng nhờ vào phân bón có chứa Nitrat kali và tác dụng cụ thể của KNO3:

Có khả năng giúp cây trồng khỏe mạnh hơn

KNO3 là hợp chất không gây hại cho cây trồng mà ngược lại nó còn rất có lợi, giúp cây trồng khỏe mạnh, đề kháng tốt hơn. Hợp chất này không giống với amoni hay nitơ nitrat, nó dù ở nhiệt độ đất cao cũng không sinh ra các phản ứng để tiêu diệt gốc cây trồng.

Ngoài ra khi sử dụng KNO3 cây trồng có thể giảm thiểu đi sự hấp thu CI đồng thời cây còn có khả năng chống lại những tác hại mà clorua gây ra. Khi sử dụng Kali nitrat (KNO3) thành tế bào của cây trồng sẽ trở nên dày hơn, nồng độ chất điện lớn hơn đó sức đề kháng chống chịu với sương gió và vi khuẩn cũng cao hơn.

Đối với các loại bệnh Kali nitrat (KNO3) cũng giúp cây trồng chống lại tốt hơn nhờ vào sức đề kháng. Khi cây trồng sử dụng Kali nitrat (KNO3) thì dần dần cây trồng sẽ tích tụ ngắn chuỗi carbohydrate, nitơ phi protein. Với sự tích tụ này cây trồng có thể sử dụng đó làm chất nền ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi khuẩn, nấm,… Đặc biệt Kali nitrat (KNO3) còn có khả năng tăng cường khả năng chịu hạn cho cây.

Cây trồng tăng năng suất

Nếu nhắc tác dụng của KNO3 đối với cây trồng thì không thể bỏ qua việc nó cung cấp kali giúp cây trồng đạt được chất lượng và năng suất cao nhất. Bà con nông dân nên biết những tác động tích cực mà KNO3 mang tới cho năng suất cây trồng, cụ thể:

Kích thước quả

Hầu như các loại cây có trái khi sử dụng KNO3 đều cho ra trái có kích thước lớn và đồng đều nhau hơn.

Màu sắc quả

Cây khi được bổ sung KNO3 quả cũng có màu sắc tươi sáng, mướt hơn. Ngoài ra thì nó còn tránh được những dấu hiệu của tổn thương cơ học hoặc tổn thương do bệnh.

Chất lượng

Sản phẩm khi cây trồng có sử dụng KNO3 cũng có giá trị dinh dưỡng cao hơn, giá trị hương vị tăng, thời gian bảo quản cũng lâu hơn. 

Có khả năng giúp đất chống lại sự gia tăng độ mặn

Theo các chuyên gia thì KNO3 có khả năng giảm thiểu sự hấp thu CI trong đất cũng như chống lại tác hại của natri gây ra. Chính vì vậy mà hợp chất này rất phù hợp khi được người nông dân sử dụng cho cây trồng có khả năng chống chịu muối kém hay nước tưới không chất lượng.

Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và nước

Dành cho những bà con chưa biết thì sử dụng KNO3 bà con có thể giúp cây trồng ít sử dụng nước hơn. Ngoài ra tác dụng của KNO3 đối với cây trồng còn ở việc nó có khả năng giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất từ đó nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón. Từ đó bà con có thể quản lý dinh dưỡng trong đất, lượng phân bón trên một đơn vị bề mặt sẽ giảm đi mà cây trồng vẫn mang lại năng suất tốt nhất.

Cây khi được bổ sung KNO3 quả có màu sắc tươi sáng, mướt hơn, giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Cách sử dụng KNO3 đối với các loại cây trồng khác nhau

Đối với cây lúa, bắp, cây lương thực khác

Liều lượng thì pha khoảng 80 – 100g/bình 8 lít nước. Bà con tiến hành phun trước và sau khi những loại cây này trổ bông khoảng từ 7 – 10 ngày, mỗi đợt phun 2 lần.

Đối với cây ăn trái

Bà con pha theo liều lượng 100 – 150g/bình 8 lít nước phun. Tiến hành phun cho cây trước khi cây trổ hoa, khi cây bắt đầu có trái và sau khi thu hoạch để cây hồi phục. Mỗi đợt phun 2 – 3 lần và cách nhau khoảng từ 5 – 10 ngày.

Đối với cây công nghiệp

Sử dụng thuốc theo liều lượng từ 80 – 100g/bình 8 lít nước. Bà con phun cho cây trước khi cây có bông và sau khi cây có trái, mỗi đợt phun từ 2– 3 lần và khoảng cách mỗi lần khoảng từ 10 -15 ngày.

Với hoa và cây kiểng

Hòa thuốc với liều lượng 25 – 50g/bình 8 lít nước phun đều cho cây trồng khi nó đã trồng được từ 15 – 20 ngày.

Trên đây là thông tin quan trọng về hợp chất Kali nitrat (KNO3) cũng như những tác dụng của KNO3 đối với cây trồng. Bà con nếu cần muốn được tư vấn về cách trồng, chăm sóc cây hoặc tham khảo các loại thuốc bảo vệ, phân bón thì có thể liên hệ Nông Sản Sạch để được hỗ trợ nhé!