Kali rất quan trọng trong thời kỳ phát triển sinh thực ở giai đoạn sau của cây trồng. Đối với cây ăn trái kết quả nghiên cứu cho rằng kali sulphat (K2SO4) giúp chất lượng nông sản đạt được mức cao nhất có thể. Vậy những ưu điểm mà kali sulphat so với kali thông thường là gì? Làm thế nào để sử dụng kali sulphat hiệu quả nhất?… Những câu hỏi này qua bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu vai trò của kali sulphat đối với cây trồng.
Sử dụng kali sulphat giúp cho cây ăn quả đạt năng suất cao hơn
Tại những vùng chuyên canh cây ăn trái, đặc biệt là những vùng cây ăn trái cao như sầu riêng, bơ, bưởi da xanh, các loại cây có múi,… chất lượng trái cây được các nhà vườn chú trọng. Áp dụng quy trình canh tác bón phân hợp lý cân đối, chú trọng bón phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái, giai đoạn nuôi trái, có thành phần kali sulphat cao mà cách nhiều nhà vườn đang áp dụng để đạt hiệu quả.
1. Vai trò của kali sulphat đối với cây trồng, cây ăn trái
– K2SO4 là một loại phân bón cao cấp có chứa hàm lượng kali cao đến 52%, đồng thời chứa cả hàm lượng lưu huỳnh 18%, cung cấp cho cây trồng, đặc biệt cung cấp cho một số cây có nhu cầu lưu huỳnh cao.
– Sử dụng K2SO4 còn giúp cho những cây kỵ hàm lượng Clo phát triển tốt hơn, năng suất chất lượng cao hơn như sầu riêng, cà phê, mía, ngô, đậu tương, các loại rau màu,…
– K2SO4 giúp cây ra hoa sớm, trái chín sớm, ngon ngọt hơn, chất lượng trái tăng lên, màu sắc đẹp hơn và tăng năng suất trái lên.
– Đối với các loại cây lương thực như lúa, lúa mì,… khi sử dụng Kali Sunphat còn giúp cây cứng cây, chống đổ ngã, giảm tỉ lệ lép hạt, làm vàng, sáng bông và chắc hạt lúa hơn.
– Ngoài ra, sử dụng K2SO4 cho cây có múi như: bưởi, cam, quýt… giúp cho nâng cao chất lượng múi, tránh hiện tượng khô đầu múi, sượng múi.
– Đối với cây sầu riêng, cây bơ,… Kali sunphat giúp cho múi cơm mềm hơn, thơm hơn không bị sượng múi, chất lượng trái tăng lên rõ rệt, bền trái hơn, giảm rụng trái non trên cây.
– Kali xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển đường trong cây, giúp cây trồng chịu đựng được trong một số điều kiện thiếu ánh sáng nhất định.
– Kali xúc tiến tạo thành protit để hình thành tế bào mới:
+ Giúp cây đẻ nhánh, nảy lộc.
+ Giúp cây trồng tăng khả năng hút nước, làm chậm quá trình sự đóng kết của dịch tế bào khi gặp lạnh, nên giúp cây trồng chịu hạn, chịu lạnh tốt.
+ Kali tham gia hình thành các mô tế bào, giúp cây cứng cáp, hạn chế đổ ngã.
Sử dụng kali sulphat cho vườn bưởi đạt năng suất cao
Nếu thiếu kali sẽ:
+ Gây ảnh hưởng bất lợi đến sự trao đổi chất trong cây.
+ Làm suy yếu hoạt động của enzyme gây lép hạt.
+ Làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống
+ Tác động bất lợi đến năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Xem thêm: Dinh dưỡng kali đối với cây trồng
– Biểu hiện của thiếu kali cho thấy các lá già cháy các mép lá và đầu lá, có thể trở nên các đốn tàn, lá có biểu hiện như bị rách.
– Tuy nhiên, bón phân kali quá nhiều cũng không tốt cho cây. Theo các nhà khoa học, khi bón nhiều kali không gây tác hại rõ rệt như đạm, nhưng bón kali nhiều và nhiều năm liên tiếp gây ảnh hưởng xấu đến rễ cây. Làm teo rễ, làm giảm quá trình hút nước, ngăn cản hấp thu canxi, magie, úc chế quá trình hấp thụ đạm.
– Hàm lượng kali nhiều trong nông sản cũng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng người tiêu dùng, khi sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là người bị bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.
2. Một số loại Kali phổ biến hiện có trên thị trường
Phân tích các loại Kali thì có một số loại Kali phổ biến như:
– Kali Clorua (KCl – Viết tắt là MOP): được sử dụng rộng rãi nhất cho cây trồng trong các loại phân được sử dụng. Là loại phân rẻ nhất hòa tan trong nước và hấp thụ dễ dàng bởi rễ cây.
– Kali Sunphat (K2SO4 – Viết tắt là SOP):
+ Cung cấp kali và lưu huỳnh ở dạng hòa tan và không có Clo
+ Giảm chỉ số muối so với MOP
+ Phù hợp với vùng canh tác có trong đất mức độ muối trong đất và nước tưới cao. Những cây trồng mẫn cảm với Clo như: nho, quả hạch, quả dâu, thuốc lá, khoai tây, hạt điều, rau, sầu riêng,… và nhiều cây trồng khác.
– Kali Hydrophotphat (MKP)
+ Cung cấp lân và kali cho cây ở dạng hòa tan cho cây trồng
+ Không chứa hàm lượng Nitrat và clo
+ Có thể sử dụng với phân bón trong thủy canh và phun qua lá cho cây trồng hấp thụ tốt nhất, bổ sung hàm lượng lân va kali cao cho cây.
3. Cách bón phân kali cho cây trồng
– Theo các nhà khoa học khuyến cáo, lượng phân kali cần bón sẽ phù hợp với hàm lượng kali dễ tiêu trong đất, năng suất dự đoán, tình trạng vườn cây và loại đất trồng.
– Cách tốt nhất là bón cân đối để đạt hàm lượng cao nhất cho cả cây và độ phì của đất. Với những cây trồng có giá trị cao thì khuyến cáo sử dụng K2SO4, các sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây có hàm lượng K2SO4 để nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Hiện nay, công nghệ sản xuất phân bón có rất nhiều tiến bộ, các thành phần dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn phát triển được cân đối hợp trong các sản phẩm chuyên dùng. Đặc biệt, với cây ăn trái thành phần Kali Sunfat được sử dụng ở giai đoạn nuôi trái với tỉ lệ hợp lý, vừa giúp nhà vườn thuận tiện trong việc sử dụng, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.
– Để cây ăn trái đạt hiệu quả cao người trồng nên phun trước khi cây ra hoa và 2-3 lần trước khi tượng trái cho đến khi trái lớn 15-20 ngày. Khi sử dụng liều lượng nên tuân theo hàm lượng của nhà sản xuất khuyến cáo.