Cây vú sữa đầu tiên được nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan và sau đó xuất hiện tại Việt Nam. Từ rất lâu, loại cây ăn quả thơm ngon, bổ dưỡng này đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho không ít bà con nông dân. Trên thực tế kỹ thuật, khoảng cách trồng cây vú sữa không quá khó, nhưng không phải bà con nào cũng có thể nắm được trong lần đầu trồng loại cây này. Để nắm được cách trồng vú sữa cơ bản nhất, quý bà con có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nông Sản Sạch.
Kỹ thuật trồng cây vú sữa chuẩn từ A-Z
Thời vụ trồng vú sữa
Cây vú sữa có thể được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất, bà con nên trồng loại cây ăn quả này vào đầu mùa mưa. Cụ thể hơn, thời điểm thích hợp để trồng cây vú sữa chính là khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.
Khoảng cách trồng cây vú sữa
Việc xác định trồng cây vú sữa rất quan trọng, giúp cây phát triển tốt và đồng đều với nhau hơn. Tùy vào chiều rộng của liếp mà bà con có thể bố trí số hàng cây, khoảng cách trồng vú sữa hoàng kim, vú sữa tím,… sao cho hợp lý.
- Đối với liếp rộng từ 7-8m, bà con có thể bố trí trồng hàng cây vú sữa ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây với mật độ từ 12-13 cây vú sữa/1000m2.
- Đối với liếp rộng từ 9-10m, bà con nên trồng vú sữa theo 2 hàng kiểu nanh sấu, khoảng cách 10m/cây với mật độ từ 7-8 cây/1000m2.
Ngoài ra, bà con hoàn toàn có thể trồng xen canh các loại rau màu hoặc cây ăn trái ngắn hạn trong 1-3 năm đầu cùng với vú sữa để tăng thêm nguồn thu nhập.
Chuẩn bị hố trồng
Trước khi trồng vú sữa từ 15-20 ngày, bà con cần tiến hành đào hố giữa mô rộng khoảng từ 40-50cm, sâu 20-25cm. Sau đó, hãy trộn đều lớp đất mặt này với hỗn hợp bao gồm 100g DAP, 20kg phân hữu cơ, từ 200-300g phân lân và 10-20g Basudin 10H.
Cách trồng
Khi trồng, bà con nên đặt bầu cây thẳng đứng sao cho mặt bầu ngang với mặt mô trồng cây. Tiếp theo, hãy cắt bỏ vỏ bầu, lấp đầy hố trồng bằng hỗn hợp đã trộn ở trên và tiến hành nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước cho cây vú sữa mới trồng.
Che bóng cho cây vú sữa
Rễ cây vú sữa ăn nông, do đó khi nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng nóng sẽ gây ảnh hưởng đến bộ rễ. Chính vì vậy, bà con cần phải tủ gốc để giữ ẩm cho cây vú sữa bằng rơm rạ, lá khô, cỏ khô,… Lưu ý, nên tủ cách phần gốc cây vú sữa khoảng 40-50cm.
Hướng dẫn chăm sóc cây vú sữa đúng kỹ thuật
Vét bùn bồi liếp đối với đất thấp
Hằng năm, bà con nên tiến hành vét mương bồi bùn lên liếp trồng vào đầu mùa nắng. Bà con lưu ý cần vét bùn đáy mương phủ thành dãy 0.5-1m 2 bên rìa mặt liếp để phơi khô rồi sau đó mới bồi vào mô trồng vú sữa. Việc này vừa giúp cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, vừa nâng cao dần mặt liếp trồng, cấp 1 phần dinh dưỡng tốt cho cây vú sữa và gia cố hệ thống rễ cho cây, tránh tình trạng đổ ngã.
Tỉa cành, tạo tán vú sữa
Trong năm đầu tiên trồng vú sữa, bà con nên tỉa bớt cành, chỉ nên để lại các cành phân bố đều theo các hướng. Việc này giúp tạo cho cây vú sữa có tán tròn đều, khống chế chiều cao không vượt quá từ 4-4.5m. Đồng thời, bà con cần loại bỏ cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc ra liên tiếp trên cùng 1 cành chính và các cành mọc ở gần mặt đất.
Đối với những vườn vú sữa có độ tuổi từ 20 năm trở lên, khi cây đạt đến độ cao hơn 6m, bà con cần tiến hành trẻ hóa cho cây. Sau mỗi vụ thu hoạch, nên chưa bỏ từ 1-2 cành vươn cao, có ít là và biểu hiện sinh trưởng kém, cho năng suất thấp nhất trên cây.
Tưới nước
Để đảm bảo cây vú sữa sinh trưởng tốt, bà con nên chú ý đến yếu tố thiết yếu là cung cấp đủ lượng nước. Đặc biệt, việc tưới đẫm sau thời kỳ khô hạn sẽ có tác dụng giúp cây vú sữa ra hoa đồng loạt, đảm bảo tỷ lệ đậu trái cao hơn.
- Giai đoạn cây con: Tưới cây vú sữa khoảng 3-5 lần/tuần, mỗi lần khoảng 20-30 lít nước/cây vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chế và giúp cây phát triển nhanh trong suốt 3 năm đầu tiên.
- Giai đoạn cây vú sữa ra hoa và mang trái: Bà con cần tưới nước thường xuyên khoảng 2-3 ngày.lần.
Bón phân
Vào thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây vú sữa cần được bón phân đều xung quanh và cách gốc cây khoảng ⅔ đường kính tán để phát triển tốt. Cụ thể như sau:
- Từ khi trồng đến 1 năm tuổi: Tưới khoảng 20-30g phân DAP hòa cùng với 20 lít nước/cây/lần/tháng.
- Từ 1 đến 3 năm tuổi: Bón tổng lượng phân cho mỗi cây/năm bằng hỗn hợp 1-2kg phân Urea + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1/1/1 chia đều thành 4 làn bón trong năm, mỗi lần bón cần cách nhau khoảng 2-3 tháng.
Lưu ý:
- Trước khi bón, bà con nên tiến hành dọn sạch toàn bộ vật liệu tủ gốc vú sữa lên mặt liếp trồng hoặc xới các rãnh sâu từ 5-10cm ở ⅔ đường kính tán cây rồi bón phân vào các rãnh.
- Sau khi bón phân xong, nên che phủ gốc cây vú sữa lại bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục trong khoảng 5-7 ngày để giúp phân tan vào trong đất.
Với những thông tin về kỹ thuật, khoảng cách trồng cây vú sữa được Nông Sản Sạch cung cấp như trên, rất mong bà con sẽ thành công trong việc trồng, chăm sóc vườn vú sữa phát triển tốt, lớn nhanh và cho năng suất cao. Để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng khác, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nông Sản Sạch bạn nhé!