Hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang thực hiện mô hình trồng xen cây bơ trong vườn cà phê vì mô hình này có nhiều lợi ích lại mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Sau đây xin gửi đến quý bạn đọc Kỹ thuật trồng xen cây bơ trong vườn cà phê vối.
1. Điều kiện trồng xen
– Diện tích trồng cà phê vối đủ các điều kiện sau: Độ dốc vườn nhỏ hơn 15o, điều kiện nước tưới thuận lợi; tầng đất dày trên 70 cm, thoát nước tốt; mực nước ngầm sâu hơn 100 cm; pHKCl 3,7 – 6,0;
– Diện tích trồng cà phê vối có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% đối với vườn trồng mới, vườn tái canh và không quá 10% đối với vườn cà phê đang kinh doanh;
– Giống bơ sử dụng trồng xen là loại giống đã được các cấp có thẩm quyền công nhận.
2. Kỹ thuật trồng xen cây bơ trong vườn cà phê
– Mật độ, khoảng cách trồng:
Cây bơ trồng xen trong vườn cà phê với mật độ trồng 55 – 69 cây/ha. Trồng thay thế vào hố cà phê. Có thể chọn lựa một trong các khoảng cách sau để trồng:
+ Khoảng cách 12 x 12 m (mật độ 69 cây/ha), cây bơ trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.041 cây/ha;
+ Khoảng cách: 12 x 15 m (mật độ 55 cây/ha), cây bơ trồng trên hố cà phê. Cây cà phê có khoảng cách trồng 3 x 3 m, mật độ: 1.055 cây/ha;
* Chú ý: Trồng ngang bằng với mặt hố để tránh ngập úng. Nếu sử dụng giống bơ Booth 7 trồng xen nên trồng thêm các giống TA1 và Reed để tăng khả năng đậu quả của giống bơ Booth 7.
– Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm nếu có đủ nước tưới, thường trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 – 8 dương lịch để tiết kiệm chi phí và nước tưới.
– Hố trồng: Hố được đào với kích thước 60 x 60 x 60 cm, để riêng lớp đất mặt. Bón lót trước khi trồng từ 15 – 20 ngày, bón từ 10 – 15 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg lân nung chảy, 0,5 kg vôi; trộn đều với lớp đất mặt cho đầy hố, vun mô cao so với mặt đất. Xử lý đất trong hố trước khi trồng có thể dùng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố) hoặc dùng thuốc có hoạt chất Diazinon (Diazan 50EC khoảng 50 g/hố) để trừ kiến, mối.
– Tiêu chuẩn cây bơ giống trồng xen: Cây sinh trưởng khỏe, thân cây thẳng và cao từ 40 – 60cm; đường kính thân trên 0,6 cm; phần thân ghép có ít nhất 6 lá; lá ngọn đã thuần thục, cứng cáp; vỏ cây không bị tổn thương, phạm vào phần gỗ. Không có chồi vượt ở phần gốc ghép. Vết ghép cách mặt bầu từ 15 – 20cm, đã liền và tiếp hợp tốt. Cây giống phải sạch sâu bệnh, mặt bầu không có cỏ dại. Tuổi xuất vườn từ 3 – 4 tháng sau khi ghép.
3. Bón phân
3.1. Phân hữu cơ
a) Bón cho cây cà phê: Bón với liều lượng 5-10 kg phân chuồng hoai/cây, định kỳ 2 năm bón một lần. Bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên mép tán rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.
b) Bón cho cây bơ: Giai đoạn cây cho trái ổn định, lượng phân hữu cơ khuyến cáo bón 20 – 30 kg/cây, định kỳ 1 năm bón một lần, sử dụng phân chuồng hoai. Bón đầu mùa mưa. Bón phân theo hình chiếu tán của cây bơ, tránh bón vào gốc cây cà phê dưới tán, rải phân và lấp đất lại.
Nếu không có phân chuồng, bón thay thế phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh với lượng tương đương.
Có thể bổ sung thêm phân xanh (4 – 5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng) và tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất.
3.2. Vôi
– Tùy thuộc vào pHKCl đất của vườn. Lượng bón khuyến cáo như sau:
+ pHKCl< 4,0: 1.000 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;
+ pHKCl từ 4,0 – 4,4: 800 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;
+ pHKCl từ 4,5 – 4,9: 600 kg/ha, 2 năm bón 1 lần;
+ pHKCl từ 5,0 – 5,4: 400 kg/ha, 2 năm bón 1 lần.
– Nên bón vôi vào đầu mùa mưa, sau khi có những cơn mưa đầu mùa, không trộn chung với các loại phân bón khác.
– Cách bón: Rải đều vôi trên mặt đất.
3.3. Phân hóa học
Bón khi đất đủ ẩm, rải phân rồi xới nhẹ hay lấp thành băng theo hình chiếu quanh mép tán.
Bảng: Lượng phân bón vô cơ cho 1 ha cây bơ trồng xen (kg/ha/năm)
(Năng suất bơ kinh doanh dự kiến đạt 30 – 40 kg quả/cây/năm)
Năm | Dùng phân NPK | Dùng phân đơn | ||||
Loại | Liều lượng | Urê | Lân nung chảy | Kali clorua | ||
Trồng mới | Cà phê
(kg/ha/năm) |
NPK 2:2:1
(16-16-8) |
400 | 130 | 600 | 50 |
Bơ
(kg/cây/năm) |
0,8 – 1,0 | – | – | – | ||
Năm thứ 2 | Cà phê
(kg/ha/năm) |
NPK 2:2:1
(16-16-8) |
750 – 800 | 260 | 600 | 160 |
Bơ
(kg/cây/năm) |
1,5 – 2,0 | – | – | – | ||
Năm thứ 3 | Cà phê
(kg/ha/năm) |
NPK 2:2:1 (16-16-8) |
950 – 1.000 | 330 | 600 | 220 |
Bơ
(kg/cây/năm) |
2,2 – 2,5 | – | – | – | ||
Kinh doanh | Cà phê
(kg/ha/năm) |
NPK 2:2:1
(16-16-8) NPK 2:1:2 (16-8-16) |
1.400 – 1.600 | 480 – 550 | 600 | 330 – 420 |
Năm thứ 4 | Bơ
(kg/cây/năm) |
3, 0 – 3,5 | – | – | – | |
Kinh doanh | Cà phê
(kg/ha/năm) |
NPK 2:2:1
(16-16-8) NPK 2:1:2 (16-8-16) |
1400 – 1600 | 480 – 550 | 600 | 330 – 420 |
Kinh doanh | Bơ
(kg/cây/năm) |
NPK chuyên dùng | 6,0 – 7,0 | – | – | – |
Bảng: Thời điểm và liều lượng bón cho 1 ha trồng xen bơ
Thời điểm | Tháng
2 |
Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | ||
Cà phê | – Sử dụng phân đơn | |||||||||
Lần 1
(Đợt tưới thứ 2) |
Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | |||||||
72 – 80
kg Urê |
120 – 140
kg Urê |
144 – 165
kg Urê |
144 – 165
kg Urê |
|||||||
600 kg Lân
nung chảy |
– | – | ||||||||
100 – 124 kg
Kali clorua |
115 – 148 kg
Kali clorua |
115 – 148 kg
Kali clorua |
||||||||
– Hoặc sử dụng phân hỗn hợp, phức hợp | ||||||||||
Lần 1
Đợt tưới thứ 2 |
Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | |||||||
210 – 240 kg
NPK tỷ lệ 4:1:1 (20-5-5) |
350 – 400 kg
NPK tỷ lệ 2:2:1 (16-16-8) |
420 – 480 kg
NPK tỷ lệ 2:1:2 (16-8-16) |
420 – 480 kg
NPK tỷ lệ 2:1:2 (16-8-16) |
|||||||
Bơ | Lần 1
1,0 – 1,5 kg/cây NPK tỷ lệ 2:1:2 (16-8-16) (14-7-17) (16-6-19) |
Lần 2
2,0 – 2,5 kg/cây NPK tỷ lệ 2:1:2 (16-8-16) (14-7-17) (16-6-19) |
Lần 3
2,0 – 2,5 kg/cây NPK tỷ lệ 2:1:2 (16-8-16) (14-7-17) (16-6-19) |
Lần 4
0,5 kg/cây Kali Sulphate |
3.4. Phân bón lá
Sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng S, Mg, Zn, B cao và giàu hữu cơ và axít amin. Phun đều mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa. Phun phân bón lá 2 – 3 lần/năm từ tháng 5 đến tháng 9.
4. Tưới nước
Sử dụng phương pháp tưới gốc, tưới tiết kiệm. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn.
Bảng: Lượng nước và chu kỳ tưới
Loại cây | Lượng nước tưới | Số lần tưới | Chu kỳ tưới | |
Tưới gốc (lít/gốc/lần) | Tưới tiết kiệm (lít/gốc/lần) | (Lần) | (ngày) | |
Cà phê | 400 – 420 | 350 – 390 | 3 | 30-35 |
Bơ | 200 – 250 | 200 – 220 | 1 | 30-35 |
Lưu ý: Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 30 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).
Bảng: Thời điểm tưới nước
Tháng tưới | Tháng 11 | Tháng 12 | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | |
Loại cây |
Cà phê | Không tưới | Tưới nở hoa
(Lần 1) |
Tưới nuôi quả
(Lần 2) |
Tưới nuôi quả
(Lần 3) |
||
Bơ | Không tưới | Không tưới | Không tưới | Tưới nuôi quả
(Lần 1) |
|||
Phương pháp tưới | Tưới gốc;
Tưới tiết kiệm |
Tưới gốc;
Tưới tiết kiệm |
Tưới gốc;
Tưới tiết kiệm |
5. Tạo hình
5.1. Tạo hình cho cà phê
a) Cắt tỉa cành: Cây cà phê kinh doanh được cắt tỉa cành: 2 lần/năm.
– Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc:
+ Cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu…), chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh tán.
+ Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cành thứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm.
+ Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.
– Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.
b) Cắt chồi vượt: Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm.
c) Thay thế cây kém hiệu quả
– Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng cây mới;
– Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt… tiến hành cưa và ghép thay thế bằng những giống chọn lọc.
5.2. Tạo hình cho cây bơ
Ngay sau khi thu hoạch bơ xong vào khoảng từ tháng 10 – 11 hàng năm, cần cắt tỉa tất cả cành sâu, bệnh, cành khô, cành vô hiệu, cành sát thân và cành đầu tiên kể từ mặt đất phải cao hơn cây cà phê từ 0,8 – 1,0m.
Tiến hành cắt tỉa cành, tạo hình ít nhất 1 lần trong năm. Cành lá cây bơ sau khi cắt tỉa được đưa ra khỏi vườn, đốt để loại bỏ nguồn sâu bệnh gây hại.
6. Làm cỏ
– Làm cỏ 3 – 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích;
– Đối với đất dốc: Làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích;
– Không khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ.
7. Thu hoạch và bảo quản
7.1. Thu hoạch và bảo quản cà phê
a) Kỹ thuật thu hoạch cà phê
Quả cà phê được thu hoạch nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây. Không thu hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành.
b)Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch
Sản phâm thu hoạch có tỷ lệ quả chín đạt từ 80% trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 70%.
c) Bảo quản cà phê tươi
– Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24 giờ, chế biến khô không quá 48 giờ. Nếu chế biến khô phơi trên sân bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt. độ dày không quá 30 cm và thường xuyên cào đảo, phải có phương tiện che mưa.
– Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng cà phê quả phải sạch, không nhiễm phân bón, hóa chất… Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp thời, cà phê phải được đổ trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 30 cm và phải cào đảo thường xuyên.
7.2. Thu hoạch và bảo quản bơ
a) Kỹ thuật thu hoạch
– Chỉ thu hái những quả bơ đã chín sinh lý, khi quả chuyển màu vỏ từ sáng bóng, xanh sang màu xanh đậm, không bóng. Không thu hoạch quả non và loại bỏ quả rụng.
– Phương pháp thu hoạch: Dùng dụng cụ hái phải có bộ phận hứng quả không để rơi dập quả, không làm trầy, xước quả.
– Phân loại quả: Tách riêng quả quá chín, quả bị sâu bệnh, quả giập, quả nứt vỡ… không để chung với lô quả đạt tiêu chuẩn.
b) Bảo quản
– Quả bơ sau khi thu hoạch được vận chuyển kịp thời về nơi bảo quản. Thời gian bảo quản, lưu trữ quả tốt nhất không quá 2 ngày và cần liên hệ nơi tiêu thụ trước khi thu hoạch.
– Khu vực bảo quản quả bơ phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo.
– Phương tiện vận chuyển, dụng cụ và nơi bảo quản quả phải sạch, không bị nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại khác.