Sầu riêng là loại trái cây có sức hút đặc biệt đối với nhiều người tuy nhiên cây sầu riêng lại chịu khá nhiều tổn thương trong quá trình phát triển và hình thành ra trái. Điển hình phải kể đến tình trạng lá sầu riêng bị đốm vàng, đen, bị cháy ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, giảm năng suất ra quả. Để giải quyết các vấn đề đó bà con hãy tham khảo thông tin hữu ích mà Nông Sản Sạch chia sẻ bên dưới nhé.
Hiện tượng lá sầu riêng bị đốm vàng, đen
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm vàng, đen trên lá cây sầu riêng
Trên lá cây sầu riêng xuất hiện đốm vàng, đen nguyên nhân là do một loài nấm có tên Phomopsis durionis gây ra. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì những vườn sầu riêng trồng với mật độ dày, quá rậm rạp, không thông thoáng khí và thiếu ánh sáng thường lá cây sẽ dễ xuất hiện đốm hơn.
Ngoài ra nguyên nhân còn do cây không được chăm sóc đúng cách, cây lớn tuổi hoặc phun quá nhiều phân bón lá cũng khiến cho lá cây sầu riêng gặp phải tình trạng trên. Bệnh đốm vàng, đen trên lá sầu riêng thường phát triển nhất vào mùa mưa đặc biệt là những tháng mưa dầm kéo dài bởi vì mưa tạo ra môi trường ẩm ướt, là điều kiện thích hợp để cho nấm bệnh xuất hiện gây hại.
Cách nhận biết lá sầu riêng bị đốm đen, vàng
Nếu cây sầu riêng xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người nông dân cần nắm bắt sớm được các biểu hiện để đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng, hạn chế tối đa tác động xấu tới năng suất cây trồng. Để nhận biết rõ ràng nhất bà con nhìn lên lá cây nếu xuất hiện các đốm nâu, đen dần dần lan ra số lượng nhiều dẫn đến lá rụng là chắc chắn lá cây sầu riêng đã mắc bệnh.
Để cây phát triển khỏe mạnh, đem lại năng suất tốt nhất thì lá cây cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu như lá cây bị đốm dẫn đến tình trạng rụng lá thì cây sẽ giảm đi khả năng quang hợp khiến cho cây phát triển không toàn diện, còi cọc thiếu sức sống. Lúc đó thì năng suất cây không cao, chất lượng quả cũng quả sẽ không đáp ứng được thị trường.
Cách điều trị lá sầu riêng bị đốm vàng, đen
Nắm được dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân lá sầu riêng bị đốm đen, đốm vàng thì bà con cũng cần quan tâm đến những phương pháp có thể trị bệnh này hiệu quả:
Sử dụng biện pháp sinh học
- Trước tiên để tránh cho lây lan thì bà con cần nhanh chóng tiến hành cắt tỉa những bộ phận đã nhiễm bệnh và điển hình là những cành có lá bị đốm vàng, đen.
- Tiếp đó bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo trong đó có Vaccin có thành phần là nấm Chaetomium kết hợp với đồng CuSO4 sẽ diệt được các loại nấm, loại thuốc này không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển, chức năng sinh trưởng và phát triển của trái sầu riêng non.
Áp dụng trong khâu canh tác
- Khi trồng sầu riêng bà con cần phải lưu ý trồng cây không quá dày, mật độ cây vừa phải. Khoảng cách các cây phải đảm bảo chắc chắn có khoảng thông, cây có thể hấp thụ được gió và ánh sáng.
- Định kỳ tỉa cành tạo sự thông thoáng trong các tán cây tránh để trường hợp cành cây không được tỉa tót, tạo tán dẫn đến rậm rạp dễ phát sinh ra bệnh.
- Khi phát hiện ra những cành cây đặc biệt là những cành có nhiều lá đã bị bệnh đốm nặng xử lý ngay bằng cách cắt bỏ cành, đem đi tiêu hủy hạn chế tối đa sự lây lan sang những cây sầu riêng còn khỏe mạnh.
- Bà con cũng nên thường xuyên thăm vườn để nắm bắt được tình hình các cây sầu riêng trong vườn, sớm biết được bệnh, tình trạng của cây thì càng hạn chế được sự lây lan, xử lý kịp thời và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất ra quả.
Hiện tượng sầu riêng bị cháy lá
Lá sầu riêng bị cháy là bệnh gì và nguyên nhân vì sao?
Bệnh cháy lá sầu riêng là căn bệnh thường hay gặp khi trồng sầu, bệnh này do một loại nấm có tên gọi Rhizoctonia solani gây ra. Để bệnh phát triển trên lá cây sầu riêng thì cần phải có nhiệt độ thích hợp là 28 độ C, với điều kiện lý tưởng này nấm sẽ sinh sôi và nảy nở rất tốt. Loại nấm này chỉ kém phát triển khi ở 35 độ C và muốn nó ngừng phát triển phải đạt điều kiện là 100 độ C.
Ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để các sợi nấm phát triển, chúng mọc lên nhanh chóng, gây cháy lá và lây lan qua các lá bên cạnh rất nhanh. Với những lá sầu riêng đã bị bệnh đốm đen thường nó sẽ rụng sớm, nếu bà con không có biện pháp nó sẽ sớm lây lan, tán cây trụi lá làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
Những triệu chứng để nhận biết bệnh cháy lá trên cây sầu riêng
Cũng giống như lá sầu riêng bị đốm vàng, đen thì bệnh cháy lá sầu riêng cũng rất dễ nhận biết. Bệnh này có thể phát sinh trên cả lá già và lá non, ban đầu nó là những đốm nhỏ, tiếp đó chúng sẽ liên kết lại để tạo thành một mảng nhũn nước giống như lá bị bỏng sôi.
Sau một khoảng thời gian ngắn những đốm bệnh này sẽ dần khô lại, chuyển sang màu nâu, rìa thường tối màu hơn và sẽ quăn lại, biến dạng chiếc lá. Nếu bà con quan sát sẽ thấy bệnh này hay tập trung theo cụm, nó gây hại xuất phát từ vườn ươm và tiếp đó sẽ lan rộng ra ngoài.
Cách trị bệnh lá sầu riêng bị cháy kịp thời và hiệu quả
Bà con nông dân cần phải hạn chế tối qua việc nén đất bằng việc trồng cỏ, đậy gốc giữ ẩm vì như vậy dễ sinh ra các loại nấm. Thay vào đó bà con có thể áp dụng tưới nhỏ giọt hay sử dụng béc phun sương, ngoài ra tăng cường sử dụng phân vi sinh bón cho cây. Không nên sử dụng phân sinh lý chua mà thay vào đó là tưới vôi để nâng độ pH của đất lên 5.
Cần xử lý tốt vụ ra hoa nghịch vụ tuy nhiên cần áp dụng đúng quy trình, không nên sử dụng paclobutrazol (khi phun chú ý phun dạ cành, không nên phun trùm lên lá cây), cần quản lý tốt việc xử lý ra đọt của lá để tập trung nuôi trái nhưng vân phát huy việc hấp thu năng lượng cho cây qua lá.
Bài viết trên đã đề cập đến biểu hiện, nguyên nhân và cách để bà con nông dân có thể khắc phục bệnh lá sầu riêng bị cháy, xuất hiện đốm vàng đen. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay quan tâm đến việc chăm sóc, bón phân hay thuốc trừ sâu cho cây sầu riêng hay bất kỳ cây trồng nào thì hãy liên hệ ngay Nông Sản Sạch để được hỗ trợ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy trình trồng, chăm sóc cây sầu riêng con và 2-3 năm tuổi
- 5 công dụng phân bón lá Amino nuôi trái sầu riêng siêu to
- Thuốc trị sâu đục thân cây sầu riêng và 5 cách phòng trừ
- 5 kinh nghiệm bón kali trắng cho sầu riêng lên cơm nhiều