Gà chín cựa có kích thước và cân nặng nhỏ, trung bình chỉ từ 1,5 – 2,5 kg/con vì thế người dân tại đây đã cho phối giống với các giống gà khác để tăng hiệu quả kinh tế.
Anh Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1985 là một người dân tộc Mường sống tại Phú Thọ đã từng làm giáo viên và kinh doanh nhưng anh đã chấp nhận bỏ việc về nuôi loại gà quý để tồn đặc sản địa phương.
Do không đành lòng nhìn giống gà chín cựa quý hiếm đang đứng trước nguy có bị tạp giống, năm 2015, anh Đức đã bỏ việc trở về quê hương và quyết nuôi giống gà này với mong muốn đưa vật nuôi này thành đặc sản hàng hóa của địa phương.
Theo chia sẻ từ một số người dân sống tại Phú Thọ, giống gà chín cựa rất quý hiếm khoảng 2000 – 3000 con gà mới tìm ra được một con chín cựa. Tại địa phương này chủ yếu là gà 6 cựa hoặc 8 cựa được những người sành chơi gọi là cặp gà lộc phát.
Vì gà 9 cựa rất quý hiếm nên mỗi con gà chín cựa để làm cảnh sẽ có giá lên tới 20 – 50 triệu đồng. Không chỉ vậy, những con gà chín cựa nuôi lấy thịt cũng có giá từ 200.000 – 400.000 đồng/kg nhưng cũng rất khó để mua.
Lứa gà tết vừa đủ tuổi, cân nặng xuất chuồng, lái buôn các vùng đã kháo nhau đặt hàng loại đặc sản này, cung cấp cho thị trường.
“Trước đây, mô hình nuôi gà chín cựa của tôi không được biết tới nhiều bởi đây là một vật nuôi vẫn còn mơ hồ nhưng thời gian gần đây đã có không ít người tìm tới trang trại của tôi để tham quan, học hỏi mô hình và mua giống gà con”, anh Nguyễn Văn Đức, chủ trang trại gà chín cựa tại Tân Sơn, Phú Thọ nói.
Khi bắt đầu có ý tưởng nuôi và bảo tồn giống gà chín cựa, anh Đức cho biết anh đã nghĩ công việc này sẽ rất khó khăn nhưng sau một quá trình thực hiện thì nay anh khẳng định việc nuôi loại gà quý này cực kỳ dễ nuôi.
Hướng khởi nghiệp của anh Đức ban đầu đã không được gia đình ủng hộ vì lí do anh còn trẻ, không có chuyên môn, không chỉ vậy trước đó tại địa phương anh đã có một số người nuôi loại gà này từng thất bại.
“Những hộ gia đình đã nuôi gà chín cựa tại thôn Tân Sơn trước đó đã thiệt hại hàng trăm triệu đồng nên khi tôi có ý định khởi nghiệp với giống gà này đã bị gia đình phản đối vì sợ không tìm được đầu ra do giá quá cao”, anh Đức kể lại.
Tuy nhiên, một thời gian sau đó, nhận thấy được tiềm năng của giống gà này nên anh Đức đã nhận được sự đồng ý từ mẹ anh.
Khó khăn chưa dừng ở đó, vì là loại gà được nuôi rải rác tại các hộ dân trong bản, hơn nữa lại được chăn thả tự nhiên nên anh Đức đã phải rất vất vả lên bản tìm và thu mua những con gà chín cựa còn sót lại về gây giống.
Khác với giống gà khác, tỷ lệ gây giống tự nhiên của gà chín cựa chỉ đạt 30%. Để nâng tỷ lệ ấp nở lên 50%, anh Đức đã phải mang gà đi gửi ở những lò ấp nhưng trong 1 lần lò ấp xảy ra sự cố nên anh đã bị thiệt hại 15 triệu đồng/lần gửi.
Từ đó anh đã đầu tư mua máy ấp trứng và áp dụng úng giống bằng máy nên tỷ lệ ấp nở đã tăng lên 70%, thậm chí có lứa đạt 80%.
Sau quá trình chọn lọc, tại trang trại của anh Đức đã có gần 200 con gà nguyên liệu. Không chỉ vậy, anh còn có hơn 100 con gà thuộc thế hệ xuất phát được nhân giống thành công.
Theo Nhịp sống Việt