Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Quảng Nam đề xuất phát triển ngành công nghiệp sản xuất sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) là loài sâm đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao. Vì vậy tỉnh Quảng Nam đề xuất xây dựng chương trình quốc gia với mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ở Việt Nam, sâm Ngọc Linh được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và 2 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. Trong khi đó, hồng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên là 2 loại sâm thượng hạng trên thế giới, nhưng chỉ chứa khoảng 25 loại saponin (sâm tươi), hoặc 32 loại saponin (sâm khô) khác nhau.

Cây Sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia, là “quốc bảo” của Việt Nam. Do vậy, phát triển sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm. Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng thành công thương hiệu sâm Việt Nam, cùng với việc xây dựng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm, bao gồm cả thuốc chữa bệnh, để tạo nên sản phẩm đặc hữu của quốc gia, góp phần phát triển ngành dược và kinh tế-xã hội của đất nước.

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2005 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 02/CT-CP của Chính phủ về phát triển y học cổ truyền và nâng cao nội lực trong công tác đảm bảo thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã và đang tạo ra bước chuyển biến mới trên cả nước về trồng và bào chế từ dược liệu.

Chính phủ đã có Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Ban hành kèm theo quyết định này là danh mục các chương trình dự án trọng điểm vùng Tây Nguyên, trong đó phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây đặc sản quốc gia. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc xây dựng chiến lược đưa cây sâm Ngọc Linh tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với du lịch.

Đặc biệt, sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua vào năm 2015, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều chủ trương và ban hành nhiều cơ chế chính sách để bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp trong vùng trồng sâm.