Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sachi hiệu quả kinh tế cao

Cây Sachi vừa mới du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây. Tuy là cây trồng mới nhưng khả năng thích ứng với một số vùng núi, đồi, Tây Nguyên, … rất tốt. Trồng một lần cho thu hoạch sau 5 tháng, thời gian thu hoạch kéo dài đến 20 – 30 năm. Cây Sachi đã trở thành cây trồng đang mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho một số hộ dân canh tác. Để hỗ trợ bạn đọc quan tâm về cây Sachi, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ chi tiết quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sachi mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể như sau:

Quy trình trồng cây Sachi hiệu quả kinh tế cao

1. Lưu ý trong việc chọn địa điểm trồng cây Sachi

– Cây Sachi là cây trồng có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trười khác nhau. Nhưng có nguồn gốc từ vùng có khí hậu nhiệt đới, để trồng cây Sachi có hiệu quả kinh tế cao cần chọn vùng khí hậu nhiệt đớt ẩm, sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 32oC, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển mạnh nhất từ 22 – 30oC, độ ẩm 75%, lượng mưa trung bình từ 1.000 – 1.500 mm, độ cao dưới 1.500 m.

– Chọn nơi có đất giàu dinh dưỡng, tầng canh tác dày, nơi cao ráo, có chế độ tưới tiêu chủ động, không ngập úng.

– Ở nước ta cây Sachi đang được trồng mở rộng diện tích các vùng Tây Nguyên.

Bất ngờ với giá trị dinh dưỡng từ hạt Sachi

2. Thời điểm trồng cây Sachi

– Đối với những vùng chủ động nước có thể tiến hành trồng quanh năm. Tuy nhiên ở nước ta, thông thường trồng vào thời điểm khí hậu mát mẻ, có mưa để đỡ tốn công chăm sóc.

– Thời vụ trồng cây Sachi tốt nhất vào đầu mùa hè hoặc mùa thu, tức vào tháng 6 hoặc tháng 9 dương lịch hàng năm.

3. Chuẩn bị giống cây Sachi

– Giống cây Sachi hiện nay các vườn trồng có thể lựa chọn giống nuôi cấy mô hoặc ươm cây từ hạt.

– Kỹ thuật ươm hạt giống Sachi: Đối với hạt giống Sachi chọn hạt đạt chuẩn giống đầu dòng. Hạt khô có khả năng nảy mầm cao. Hạt được ngâm với nước âm 54oC trong thời gian từ 12 – 24 giờ, rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào khăn ẩm ủ hoặc vùi vào cát ẩm. Sau khi ủ từ 4 – 6 ngày hạt nứt nanh tiến hành gieo vào bầu. Mỗi bầu nên gieo 1 hạt, gieo sâu 1 cm sau đó phủ lớp đất bột mỏng. Tưới đủ ẩm suốt quá trình ươm cho hạt phát triển tốt. Sau gieo bầu khoảng 30 – 35 ngày thì hạt phát triển thành cây con có thể đem trồng ra ruộng sản xuất.

Làm giàu từ trồng cây Sachi trên vùng núi

4. Kỹ thuật làm đất trồng cây Sachi

– Đất trồng được thu dọn sạch tàn dư thực vật vụ trước. Tiến hành cày bừa, san phẳng, lên luống bón vôi bột để xử lý đất trước khi trồng. Việc làm đất được tiến hành trước khi trồng ít nhất từ 25 – 30 ngày.

– Đào hố trồng với kích thước tương ứng với bầu cây con. Thông thường kích thước bầu sâu từ 30 – 35 cm, đường kính rộng từ 20 – 25 cm. Mật độ đào hố trồng  tùy vào mức độ thâm canh cây Sachi: 2,5 x 2,5 m ( 1.500 – 1.600 cây/ha); 2,5 x 3,3 m (1.000 – 1.300 cây/ha).

– Sau khi đào hốc cần tiến hành bón lót theo từng hốc với lượng: 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 – 0,3 kg super lân + 0,3 – 0,5 kg vôi bột + 10 – 20 gram nấm đối kháng Trichoderma. Toàn bộ phân được trộn đều với lớp đất mặt rồi cho xuống đáy hốc. Phần đất dưới đáy cho lên mặt để phơi đất bổ sung khi trồng cây.

Trồng cây Sachi vùng đất Tây Nguyên

Xem thêm: Quy trình trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

5. Cách làm giàn cho cây Sachi

– Cây Sachi là cây thân leo nên cần chuẩn bị làm giàn cho cây nhằm nâng đỡ cây, tạo điều kiện cho cây phát triển cho năng suất cao.

– Hiện nay có thể làm giàn theo một số kiểu phổ biến như:

+ Giàn hình chữ T: Có thể dùng cọc bê tông, cọc tre, cọc gỗ, … Chiều cao từ 2 – 2,5 m. Chôn sâu 40 cm. Khoảng cách cọc cách cọc theo mật độ trồng, 1 cây/cọc. Bên trên cọc từ trên xuống dưới cức cách 50 – 70 cm căng lưới hoặc thanh ngang để làm giá đỡ cho cây leo. Có thể sử dụng dây kẽm, dây lưới, …

+ Giàn chứ I: Cách làm như hình chữ T nhưng không thiết kế dây ngang, thanh ngang.

+ Giàn truyền thống: Có thể tận dụng các vật liệu tự có để làm gian trồng, hậu như không cần thiết kế.

+ Có thể tận dụng các trụ cột trồng cây tiêu để trồng cây Sachi.

6. Trồng và chăm sóc cây Sachi ngoài ruộng sản xuất

– Cách trồng cây Sachi: Thông thường trồng 2 cây/hốc. Tiến hành nhẹ nhàng tháo bầu cho cây vào hốc, dùng lớp đất phơi phía trên hốc bổ sung và vun gốc. Ấn nhẹ cố định cây. Sau đó tưới nước vào gốc để giữ ẩm tạo điều kiện cho cây Sachi nhanh bén rễ.

– Chế độ nước tưới: Cây Sachi là cây ưa ẩm, ít chịu úng nên trong suốt quá trình trồng cần cung cấp đủ nước cho cây, đảm bảo độ ẩm đất đạt 75%. Đặc biệt thời điểm sau trồng 5 tháng cây ra hoa đầu quả. Tiến hành ngày tưới 2 lần sáng, tối.

– Chế độ bón phân: Khi cây bén rễ (sau trồng 5 – 7 ngày) tiến hành tưới phân loãng kích thích cây phát triển ngay giai đoạn đầu. Giai đoạn sau trồng đến trước thời kỳ cây ra hoa đậu quả tưới phân ure pha loãng định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Giai đoạn cây ra hoa đậu quả tiến hành bón định kỳ theo năm. Mỗi năm bổ sung 1 đợt phân hữu cơ (15 kg) + 20 – 30 gram nấm đối kháng Trichoderma/hốc. Bổ sung phân bón thúc NPK 3 đợt/năm với lượng từ 0,2 – 0,3 kg NPK/gốc/lần bón. Phân bón lá nên bổ sung phun các loại trung vi lượng mỗi năm 2 – 3 đợt tùy vào tình hình sinh trưởng phát triển của cây.

Mô hình trồng cây Sachi tại Tây Nguyên

– Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán: Giai đoạn cây mới phát triển cần thường xuyên vắt ngọn lên giàn theo ý muốn. Có thể dùng dây mềm buộc dây lên giàn để tạo điều kiện cho cây mở rộng thân leo cho năng suất cao. Khi cây dạt chiều cao 1 m trở lên, tiến hành bấm ngọn để tạo cho cành thân, nhánh phát triển phủ kín tán. Các năm sau khi cây phát triển mạnh có thể tiến hành cắt tỉa tạo thông thoáng cho giàn nhằm giảm sâu bệnh hại.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cây Sachi: Lưu ý một số bệnh như nấm rễ, tuyến trùng, … Cần bổ sung hàng năm nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế các bệnh gây hại rễ cây. Về sâu hại cần quan tâm đến ốc sên giai đoạn mới trồng.

– Thu hoạch và bảo quản hạt Sachi: Cây Sachi cho thu hoạch quanh năm, hoa quả ra liên tục. Hạt già, phần vỏ quả khô hẳn, chuyển thành màu đen, lộ ra phần hạt là có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch cần dùng kéo cắt cuống, không nên giật làm dập gãy thân cành, hư giàn, không hái quả còn non.

– Sau khi thu hoạch cho vào máy tách hạt chuyên dụng. Sau khi hạt được tách vỏ đem hong nơi khô ráo rồi đóng gói bảo quản.

Mô hình trình diễn trồng cây Sachi mang lại thu nhập khủng