Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Tác dụng và quy trình trồng 1 số loại nấm

Khí hậu ở Việt Nam hiện nay là khí hậu vô cùng thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy trình trồng 1 số loại nấm để chúng phát triển mạnh mẽ nhất. Chính vì thế trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình trồng 1 số loại nấm đơn giản và dễ dàng. 

Cách chọn và sơ chế các loại nấm thông dụng dùng trong các món ăn
Quy trình trồng 1 số loại nấm cực kỳ đơn giản và dễ dàng

1. Tìm hiểu về tác dụng của nấm

Nấm là một loại cây trồng có rất nhiều những tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tác dụng của nấm: 

1.1. Giúp giảm cân

Tác dụng tuyệt vời của nấm hương và các loại nấm đối với sức khỏe
Nấm mang đến nhiều tác dụng với sức khỏe của con người

Bên trong thành phần của nấm chứa beta glucan cùng với chitin. Đây là hai loại chất xơ vô cùng tốt giúp giảm cân và giảm thiểu hiện tượng thèm ăn. Chính vì thế nên bổ sung nấm mỗi ngày nếu như bạn mong muốn có một thân hình hoàn hảo. 

1.2. Giúp bảo vệ tim mạch

Thành phần của nấm chứa rất nhiều chất xơ, Kali cũng như là vitamin C. Những nguyên liệu này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch con người. Thành phần kali và natri sẽ giúp điều hòa huyết áp và giảm thiểu nguy cơ bị cao huyết áp. 

1.3. Giúp ngừa ung thư

Cũng tương tự như các loại rau củ quả khác thì bên trong thành phần của nấm sẽ có chứa chất chống Oxy hóa. Nó là một trong những thành phần giúp loại bỏ gốc tự do gây nên hiện tượng ung thư. Thêm vào đó chất selenium trong nấm sẽ hỗ trợ chức năng enzym của gan để thanh lọc cơ thể.

1.4. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Ăn một ít nấm mỡ mỗi ngày, hết sợ tiểu đường - Báo Người Lao Động
Nấm hỗ trợ tốt cho miễn dịch của con người

Thành phần selenium trong nấm hỗ trợ khả năng miễn dịch cơ thể để đối phó với các loại viêm nhiễm. Thêm vào đó thành phần beta glucan cũng giúp tăng khả năng kích thích hệ miễn dịch để chống tế bào ung thư cũng như các khối u. 

1.5. Giúp ngừa tiểu đường

Theo như các nghiên cứu cho thấy thì thành phần chất xơ là một trong những thành phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân thuộc tiểu đường tuýp 2 cũng có thể ăn nấm để cải thiện lượng đường huyết trong máu.

2. Quá trình phát triển của nấm

Việc nuôi trồng nấm khác so với nuôi trồng các loại cây củ quả khác. Điều này là bởi vì nấm phát triển từ bao tử của chúng không phải là phát triển từ hạt giống.  Đây là những tế bào sinh sản với kích thước cực kỳ nhỏ và người thường thậm chí sẽ không thể nhìn thấy.

Bên trong thành phần của các bào tử sẽ không chứa diệp lục và không thể nảy mầm giống như hạt giống. Thay vào đó nó sẽ phát triển và sinh sản nhờ dưỡng chất từ mùn cưa, gỗ, rơm hoặc là những chất lỏng 

Những loại nấm sẽ bao gồm hệ các bào tử và chất dinh dưỡng. Hệ của sợi nấm mang đến tác dụng hỗ trợ sự phát triển rễ nhỏ, màu trắng và nó được gọi là thể sợi nấm. Thông thường bản thân của hệ sợi nấm này có thể tự sinh sôi và phát triển để trở thành một cây nấm. Tuy nhiên nếu như nó còn lớp nền và môi trường thuận lợi thì bao giờ nó cũng sẽ mang đến chất lượng tốt hơn nhiều. 

3. Nơi trồng nấm thích hợp

Nơi thích hợp để bạn có thể trồng nấm là một nơi tối và ẩm ướt. Chính vì thế nên vị trí tốt nhất khi trồng nấm tại nhà là trồng ở tầng hầm và phía dưới của bồn rửa chén. 

Nhiệt độ tốt nhất mà nấm có thể sinh sôi và phát triển tốt nhất đó là nhiệt độ từ 12.7 – 15.5 độ C. Bạn cần phải tránh trồng nấm ở một nơi quá khô và quá nhiều ánh sáng. Điều kiện tốt nhất đó là trồng vào mùa lạnh, những tháng của năm. 

Hiện nay, một số loại nấm có thể được mọc ngoài trời và dưới nền đất. Thậm chí nó còn mọc tại những khúc gỗ đã có chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cách trồng nấm này lại mất khá nhiều thời gian so với việc trồng ở nơi mà bạn có thể chăm sóc được. 

4. Quy trình trồng 1 số loại nấm cực đơn giản và dễ dàng

Dưới đây là quy trình trồng 1 số loại nấm đơn giản và dễ dàng để các bạn cùng tham khảo:

4.1. Xử lý nguyên liệu là bước đầu tiên trong quy trình trồng 1 số loại nấm

Nguyên liệu phổ biến nhất để trồng lên nấm to đó chính là rơm rạ, bông phế thải cùng với mùn cưa. Để nhiệt độ chuẩn nhất thì cần phải có lượng rơm rạ tối thiểu là 300 kg. Bạn hãy làm ướt rơm rạ bằng nước vôi với tỉ lệ là 4 kg vôi hòa tan cùng với một 1000 lít nước. 

Quy trình trồng nấm rơm
Rơm rạ là nguyên liệu chính để trồng nấm

Chú ý: Nên để cách mặt nước khoảng 20 cm. Đồng thời bạn cũng nên gắn đọc thông khí ở giữa và xung quanh là quây ni lông. Nên gắn mái che ở trên nóc để tránh mưa gió.

4.2. Đảo lần 1

Sau khi đã xếp xong đống thì cần phải ủ ba ngày và kiểm tra nhiệt độ ủ để đảm bảo nhiệt độ từ 65 đến 70 độ C. Sau 3 ngày bạn phải rũ rơm cho thật tơi và chỉnh độ ẩm sau đó dùng tay vắt chặt rơm. Trong trường hợp nếu thấy chỉ có nước chảy nhỏ giọt thì lúc này đã vừa rồi.

Tiếp theo đó đảo rơm và xếp vào đống ủ. Khi đảo bạn cần phải đảo từ trên xuống dưới và đảo từ trong ra ngoài. Cuối cùng là quây ni lông lạnh như vị trí ban đầu. 

4.3. Đảo lần 2: Băm rơm

Sau lần một đảo thì bạn hãy ủ rơm tiếp khoảng 3 ngày. Sau 3 ngày tiến hành việc băm rơm thành những đoạn dài từ 8 đến 10 cm.

Khi bạn vắt rơm nếu như thấy ướt vân tay thì lúc này là đã được rồi. Trong trường hợp nếu thấy rơm khô thì cần phải bổ sung thêm một chút nước bằng việc phun sương thay vì đổ nước trực tiếp. Nếu như trong trường hợp rơm quá ướt và chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì bạn có thể sử dụng việc hong khô. 

Thực hiện việc đảo xếp đóng mũ rơm và vẫn duy trì việc quây cột thông khí cùng với quây ni lông. Sau hai ngày tiếp theo sẽ tiến hành việc đóng gói và cấy giống nấm.

4.4. Đóng túi, cấy giống nấm sò

Để trồng nấm sò thì bạn cần phải dùng túi nilông với kích thước từ 30 x 40 cm hoặc là 35 x 50 cm vào những ngày thời tiết mùa đông. Túi nilon này cần phải được gấp đáy vuông. 

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên rơm rạ ~ Trại nấm Xuân Hoa
Tiến hành đóng túi và cấy nấm

Tiến hành việc nhồi nguyên liệu vào túi: Lớp dưới cùng là lớp cao từ 3 cho đến 4 cm để cấy giống xung quanh thành túi. Các lớp tiếp theo sẽ cao từ 6 đến 7 cm. Bạn hãy cấy cho đến khi đủ 4 lớp thì dừng. 

Dùng miếng bông sạch để cuộn thành nút bằng đúng miệng chén uống nước. Miếng bông này sẽ có tác dụng là nút túi. Cuối cùng buộc miệng bằng chun nịt. 

Lượng giống mà bạn sử dụng để cấy khoảng từ 40 cho đến 45 kg với một tấn rơm rạ khô. 

4.5. Ươm bịch nấm, nuôi sợi

Chuẩn bị nhà xưởng

Tiến hành vệ sinh xung quanh khu vực mà bạn định ươm và thực hiện nuôi trồng cây. Sử dụng nước vôi để quét tường và sử dụng vôi bột để rắc nền ở khu vực nuôi trồng.

Pha dung dịch foocmon 5% để thực hiện phun sương từ trong ra đến ngoài cửa. Sau khi phun xong bạn cần phải bịt ô thoáng và đóng kín cửa trong vòng 2 ngày. Tiếp theo đó mở cửa để cho hết toàn bộ mùi.

Ươm bịch nấm

Sau khi đã thực hiện việc cấy xong nấm thì hãy chuyển các bịch này vào nhà ươm sợi. Xếp chúng cách nhau 3-5cm. Trong trường hợp thời tiết quá lạnh thì bạn cần phải sử dụng ni lông xung quanh để che chắn hoặc phải đóng kín cửa để giữ ấm.

Quy trình trồng nấm sò (nấm bào ngư) ở phía Bắc | Farmvina Nông Nghiệp
Tiến hành ươm bịch nấm là bước quan trọng trong quy trình trồng 1 số loại nấm

 

Tùy theo điều kiện thời tiết mà thời gian ươm bịch là từ 20 đến 30 ngày. 

Tìm hiểu thêm: Cách ngâm ủ hạt giống

Rạch bịch, chăm sóc, thu hái

Sau khi bạn đã thấy sợi nấm ăn kín từ trên xuống dưới đáy và bịch nấm xuất hiện màu trắng đồng thì hãy tiến hành việc rạch bịch và đưa ra treo. Tiếp theo đó xếp các bịch này lên trên sàn trên giàn giá hoặc là sử dụng để treo. Bịch nọ cách bịch kia khoảng 15cm để nấm mọc và phát triển toàn bộ.

Mỗi ngày bạn cần phải thực hiện việc tưới ẩm nền và không gian xung quanh. Sau khoảng từ 4 cho đến 5 ngày bạn sẽ thấy mầm xuất hiện ở tại vết rạch. Lúc này thì cần phải tiến hành việc tưới phun sương trực tiếp vào bên trong bịch nấm và tưới từ 2-3 lần/ngày. Cần phải điều chỉnh lượng nước tưới và số lần tới sao cho phù hợp để lúc nào nấm cũng ẩm.

Sau một khoảng thời gian khi nấm sò đã mọc thành các cụm thì có thể thu hoạch. Bạn cần phải hái cả cụm và không bỏ sót gốc. Khoảng thời gian sau khi thu hái đợt đầu tiên thì cần ngừng tưới nước trong vòng một tuần để nấm có thể mọc ra mầm tiếp theo.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy trình trồng 1 số loại nấm để các bạn cùng tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích.