Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Thiệt hại do Bọ Dừa gây ra và giải pháp xử lý tốt nhất

Bọ dừa thường gây hại cho nhiều loại cây trồng thuộc họ Cau, Dừa. Trong đó chủ yếu là dừa giai đoạn vườn ươm, vườn trồng, nhất là cây còn non. Loại sâu hại này có nguồn gốc từ Indonesia, sau đó lây lan qua các đảo ở Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam bọ dừa được phát hiện từ năm 1999 ở ĐBSCL. Chúng không chỉ lây lan nhanh và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của nhà nông. Sau đây chúng tôi đề xuất một số phương pháp phòng trừ loại côn trùng này.

Bọ dừa là con gì

Bọ dừa

Con bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), lớp côn trùng (Insecta), ngành chân đốt (Arthropoda).

Đặc tính sinh học

Trứng: Hình bầu dục, hơi dẹp, màu nâu sậm, được đẻ từng quả rời rạc kết dính lại trong kẻ lá của đọt non chưa bung ra, trứng dính chặt vào mặt lá thành hàng dài. Trứng nở 4 – 5 ngày sau khi đẻ, 1 con cái có khả năng đẻ 120 trứng.

Ấu trùng: Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 30 – 40 ngày và có 5 tuổi phát triển như sau

  • Ấu trùng tuổi 1: Thân màu trắng, đầu hơi to so với thân mình, trên mặt của lớp chitin có các gai nhỏ.
  • Ấu trùng tuổi 2: Xuất hiện các gai mọc dài ra ở hai bên thân và một đôi gai giống như cái kẹp ở cuối bụng.
  • Ấu trùng tuổi lớn: Thân mình hơi dẹp chuyển sang màu vàng nâu, gồm 13 đốt.
  • Ấu trùng mới nở: Bắt đầu ăn lá non, ít di chuyển và có xu hướng sợ ánh sáng. Ấu trùng hại nặng hơn con trưởng thành.

Đặc điểm hình thái con bọ dừa

Nhộng: Giống ấu trùng tuổi 5, nhưng thân mình hơi co rút lại. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 6 ngày trong kẽ lá non.

Trưởng thành (thành trùng): Đầu có màu nâu đậm, có râu dài, ngực màu vàng nâu, cánh trước màu đen, đầu cánh có màu vàng nâu, cánh có ánh kim, trên cánh có các chấm trắng chạy dài dọc theo cánh.

Con đực nhỏ hơn con cái. Khi lá chết khô, thành trùng sẽ di chuyển xuống cuống lá (bẹ) bên dưới chờ đọt kế tiếp mọc ra và tiếp tục gây hại. Thành trùng sống kéo dài có thể đến 220 ngày.

Thiên địch (những sinh vật tự nhiên có khả năng diệt trừ sinh vật có hại) của loài bọ dừa này là: Kiến, Bọ đuôi kiềm, Thiên địch ký sinh giai đoạn nhộng Tetrastichus brontispa, Nấm ký sinh Metarhizum anisopliae var. anisopliae, Nấm ký sinh Beauveria bassiana và Ong ký sinh ấu trùng Asecodes hispinarum.

Khả năng gây hại

Bọ dừa thường gây hại nặng vào mùa khô hơn mùa mưa do vào mùa khô cây thiếu nước, sinh trưởng kém hơn. Dừa non bị hại nặng hơn vườn dừa già do cây có sức chống chịu tốt hơn, vườn ít chăm sóc bị hại nặng hơn vườn chăm sóc, bón phân tốt.

Bọ dừa gây hại

Do khả năng bay hạn chế nên bọ dừa chủ yếu phát tán nhờ con người (di chuyển cây giống từ nơi này sang nơi khác) và do gió. Nếu mật số bọ dừa cao, lá mới mọc ra sẽ bị bọ liên tục cắn phá làm cây suy kiệt dần, còi cọc, cho năng suất trái kém, nếu nặng cây có thể chết.

Dấu hiệu nhận biết

Quan sát lá non trên đọt, nếu thấy lá khô héo, có các vệt nâu dài dọc theo gân lá, nếu có thể, vạch kẽ lá để xem bên trong có trứng, ấu trùng hay thành trùng bên trong hay không.

Một số cách phòng trị bọ dừa

Biện pháp cơ học

☑ Đối với cây bị bọ dừa gây hại, nếu có thể thì nên chặt bỏ và tiêu huỷ lá non để tiêu diệt trứng, ấu trùng nhộng và thành trùng bên trong.

☑ Chăm sóc vườn dừa, cau kiểng, thiên tuế tốt, thường xuyên kiểm tra lá đọt để phát hiện sớm và phun thuốc trừ.

☑ Trước khi vận chuyển mua bán dừa giống hay các cây thuộc họ cau, dừa và cây họ thiên tuế từ vùng này sang vùng khác, cần kiểm tra lá đọt như đã nói trên để phát hiện và phòng trị kịp thời không cho phát tán ra diện rộng.

Biện pháp sinh học

☑ Nuôi và phóng thích ong ký sinh Asecodes hispinarum, đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

☑ Bảo vệ thiên địch ăn mồi (kiến, bọ đuôi kìm), thiên địch ký sinh (ong ký sinh ấu trùng), nấm ký sinh… để những loại côn trùng này tấn công bọ dừa.

Biện pháp hóa học

Bọ dừa khá nhạy cảm với thuốc trừ sâu, các loại thuốc thuộc các nhóm lân, carbamate, cúc tổng hợp đều diệt bọ dừa dễ dàng trong thời gian ngắn. Vì nơi trú ẩn và gây hại của bọ dừa là ở đọt trong phiến lá non khi chưa bung.

Do đó để đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ cần phun thật kỹ, phun đẫm nơi đầu ngọn, đọt non, kẽ, nách lá phun từng cây một và phun từ trên xuống.

Thuốc trị bọ dừa

Phun thuốc diệt bọ dừa

Bọ dừa rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu nhất là các loại thuốc có tính xông hơi và lưu dẫn, do đó nếu điều kiện thuận lợi (cây thấp) và cho phép (không gây ô nhiễm môi trường xung quanh), có thể phun các loại thuốc như Sairifos 585EC, Brimgold 200WP, thuốc sinh học.

1. Sairifos 585EC

Là thuốc trừ sâu có hiệu lực cao do sự kết hợp của 2 hoạt chất Lân hữu cơ và Cúc tổng hợp. Sairifos 585EC có tác động tiếp xúc, vị độc, xua đuổi và xông hơi nên có khả năng diệt sâu bọ nhanh, mạnh. Phun sớm khi sâu bọ còn nhỏ, mới xuất hiện.

SAIRIFOS 585EC

Hoạt chất: Chlorpyrifos Ethyl 530 g/l + Cypermethrin 55 g/l

Cách dùng: Pha 150 – 200 ml thuốc với 100 lít nước. Phun ướt đều kẻ lá non vào buổi chiều tối.

2. Brimgold 200WP

Với tác động tiếp xúc, vị độc và khả năng lưu dẫn mạnh, tác động đến hệ thần kinh côn trùng như Nicotine, thuốc có vị độc và phổ rộng, nhanh chóng diệt trừ sâu bọ một cách hiệu quả.

Brimgold 200WP

Hoạt chất: Dinetofuran 50g/kg + Imidacloprid 150g/kg

Cách dùng: 0,4kg/ha, pha với 400 – 500 lít nước, phun ướt cây vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm.

3. Thuốc sinh học Vimatrine 0.6SL

Vimatrine 0.6SL

Là thuốc trừ sâu sinh học có cơ chế tác động tiếp xúclên hệ thần kinh trung tâm của côn trùng làm ức chế hơi thở và làm mất cân đối sự vận động nên có hiệu lực đối với các loài sâu đã kháng thuốc. Ngoài ra còn có độ dộc thấp, ít gây hại cho các loài thiên địch, không để lại dư luợng trên nông sản.

Hoạt chất: Oxymatrine

Cách dùng: Pha 10-15ml với 10 lít nước rồi phun cho cây dừa.

4. Diaphos 10G

Diashos 10G

Là thuốc trừ sâu sinh học phổ rộng có tác động tiếp xúc, vị độc và thấm sâu nhanh nên ít bị rửa trôi. Đồng thời an toàn cho cây trồng, ít ảnh huởng đến thiên địch và môi trường, không để lại dư luợng trên nông sản.

Hoạt chất: Emamectin benzoate

Cách dùng: Pha 10-15ml với 10 lít nước rồi phun cho cây dừa.

Đặt thuốc trị bọ dừa

Do việc phải leo lên cây phun thuốc rất nguy hiểm và tốn công sức lại hại thiên địch, nên biện pháp hiệu quả, ít gây ô nhiễm và tương đối đơn giản là dùng thuốc Diaphos 10G dạng túi lọc 30 gram đặt vào bẹ lá non của cây dừa, cau.

Do tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và nhất là tính xông hơi nên thuốc sẽ diệt ấu trùng và cả bọ trưởng thành sống bên trong lá non.

Hoạt chất: Diazinon 10% w/w và chất phụ gia 90%

Cách dùng:

☑ Cau kiểng: 1 gói đặt vào bẹ non.

☑ Dừa cao dưới 7m: 1 gói đặt vào bẹ non.

☑ Dừa cao trên 7m: tùy theo số bọ dừa đặt 1-2 gói cho mỗi cây ở vị trí khác nhau vào bẹ lá đọt.

☑ Có thể đặt lần 2 sau đó 45-60 ngày.

Đối với cách diệt trừ này có nhiều ưu điểm như:

☑Hiệu quả cao đạt tới 95%, quan sát 15 ngày sau khi đặt thuốc.

☑ Hiệu lực kéo dài (3 tháng sau khi đặt thuốc, hiệu lực duy trì trên 90%).

☑ Không có dư lượng trong nước dừa (kết quả kiểm định của Trung tâm Kiểm định thuốc, Cục BVTV số 32/KDT-DL, ngày 31/5/2001).

☑ Không hại thiên địch lại ít tốn công, dễ thực hiện (so với phun thuốc).

☑ Không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí phòng trừ.

Lưu ý: Đặt thuốc này chỉ áp dụng cho cây dừa đủ lớn, trên 5 năm tuổi.