Bệnh đốm nâu gây hại cho nhiều loại cây trồng như lúa, thanh long… cả trên lá, quả và hạt. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, thì đốm nâu có điều kiện thuận để phát triển mạnh và bùng phát trên diện rộng.
Người nông dân thường khá phải đau đầu đối với sâu bệnh phát triển trên cây vì tốc độ của chúng lây lan nhanh, tác hại lớn. Một trong những loại bệnh làm mất mùa, khiến nông dân phải khốn đốn đó là bệnh đốm nâu.
Vậy loại bệnh này có biểu hiện như thế nào, phải phòng và trị bệnh ra sao. Bà con nông dân hãy cùng cập nhật thông tin trong bài viết dưới đây để chủ động trồng trọt và chăm sóc hiệu quả nhé.
Bệnh đốm nâu là gì
Bệnh đốm nâu là một loại bệnh do nấm gây ra. Tên khoa học của loại nấm này là Cercospora oyzae Myyake Sephaerulina oryzina Hara. Bệnh thường có các đặc điểm như ban đầu có những đốm màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, bẹ, cuống gié.
Trong thời gian ủ bệnh nó sẽ khiến thân, lá hoặc các cuống bị thâm đen và bị thối làm cho cây ngừng phát triển hoặc chết. Bệnh phát triển nhanh chóng nếu gặp thời tiết mưa ẩm kéo dài.
Bệnh thường tồn tại ở trên cây rất lâu, nấm bệnh tồn tại ở đất, trên hạt nên có thể làm cho cây trồng của cả vụ sau cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Các điều kiện về đất đai nghèo chất dinh dưỡng như vùng đất phèn, đất cát bán sơn địa ven chân núi càng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Đặc biệt là các vùng khô hạn hoặc ngập úng lâu ngày. Cây trồng trên đất không có chất dinh dưỡng để phát triển nên khả năng đề kháng được sâu bệnh càng kém. Độ ẩm thấp, nhiệt độ cao làm bệnh phát tán nhanh chóng, lây lan ra khắp khu vực cây trồng.
Bệnh đốm nâu còn có thể lây lan qua sên, côn trùng, gió hay dòng nước. Nhìn chung bào tử nấm nếu đã xuất hiện thì ở điều kiện nào cũng có thể phát triển nhanh chóng được.
Biện pháp phòng trừ bệnh Đốm nâu hiêu quả trên cây Thanh Long
Biểu hiện của bệnh đốm nâu
Bệnh đốm nâu thường biểu hiện bệnh, ủ bệnh và phát bệnh có khoảng thời gian khá lâu nhưng cũng đủ nhanh để cây bị bệnh ngừng phát triển và bị chết. Trong thời kỳ cây ủ bệnh sẽ có biểu hiện như rễ mầm bị thối đen, lá mầm biến dạng, cây sẽ bị chết hoặc phát triển không bình thường.
Khi cây biểu hiện bệnh ra ngoài dễ nhận thấy đó là các đốm bệnh hẹp, ngắn màu nâu đậm xuất hiện trên thân, lá, quả có kích thước từ 2-10 x 1mm. Nếu bệnh biểu hiện trên giống thì đốm bệnh dài và rộng hơn, có màu nâu nhạt hơn và ở giữa có màu sáng.
Nhiều khu vực cây trồng bị nhiễm bệnh nặng có màu đỏ rực cũng là biểu hiện của bệnh đốm nâu khi bệnh thường có màu nâu đỏ, ở mép lá màu nhạt hơn. Khi bệnh phát triển trên lá khiến lá có biểu hiện lá cháy vàng, toàn bộ thân cây nhìn xơ xác, không còn sức sống.
Bệnh đốm nâu hại trên cây lúa
Bệnh đốm nâu phát triển mạnh mẽ trên các loại cây lấy hạt như lúa là một điển hình. Khi cây lúa bị bệnh sẽ có những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu đậm hơn.
Nếu là giống kháng bệnh tốt thì đốm nâu có kích thước nhỏ từ 2-10 x 1 mm ốm bệnh hẹp, ngắn, màu nâu đậm. Giống nào kém chất lượng thì đốm bệnh dài và rộng hơn.
Khi bệnh đốm nâu biểu hiện trên lúa ở hạt thường màu nâu, sau biến màu đen. Những hạt bệnh này rơi xuống đất chính là mầm bệnh của cả vụ sau.
Các cánh đồng có biểu hiện lá xơ xác hoặc cả cánh đồng đỏ rực lúc này bệnh đã phát triển rất mạnh rồi. Tác hại của chúng khiến cây chết hoặc hạt lép hoặc không hạt, chất lượng bên trong bị giảm đi rất nhiều.
Bệnh đốm nâu hại trên cây thanh long
Tại Ninh Thuận, Bình Thuận nơi có cánh đồng thanh long rộng lớn vào mùa mưa thường rất hay bị bệnh đốm nâu. Triệu chứng xuất hiện trên cành khi mới chớm bệnh là các vết lõm màu trắng, nhiều người nhầm thành bệnh đốm trắng.
Nhưng chỉ sau thời gian ngắn là nó biến đổi thành đốm tròn màu nâu như mắt cua.
Khi cây bị bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.
Khi biểu hiện trên quả cũng tương tự như trên thân nhưng rõ ràng hơn vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng gây nám cả quả, giá trị kinh tế giảm đi rõ rệt.
Phòng và khắc phục bệnh đốm nâu
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là tiêu chí mà bà con nông dân nên thực hiện trước khi gieo trồng. Các biện pháp canh tác cụ thể như:
☑ Vệ sinh cỏ dại, cây cành cho vườn cây thông thoáng, tránh môi trường cho mầm bệnh phát triển.
☑ Đất trồng phải được cải tạo, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cây có điều kiện thuận lợi để phát triển.
☑ Không tưới nước vào chiều tối vì độ ẩm sẽ tạo điều kiện mầm bệnh lây lan.
☑ Những cành, cây, quả bị bệnh phải được thu gom và tiêu hủy bằng vôi bột, không vứt lung tung trong vườn.
☑ Bón phân cho cây đúng lúc, đúng thời điểm.
☑ Lựa chọn giống trồng chất lượng cao, có khả năng nảy mầm tốt và kháng bệnh cao.
☑ Chú ý những cánh đồng, vườn cây xung quanh để kịp thời phòng bệnh, không thực hiện giâm chiết cành, vận chuyển quả bị bệnh từ vườn này sang vườn
Thuốc đặt trị bệnh đốm nâu
Khi lúa, thanh long hoặc cây trồng khác bị bệnh đốm nâu thì phải xử lý luôn bằng thuốc hóa học. Càng sử dụng khi bệnh mới chớm thì hiệu quả càng cao. Một số loại thuốc trị bệnh đốm nâu như.
1. Men vi sinh TRICHOMIX-DT
Men vi sinh siêu đậm đặc TRICHOMIX-DT chuyên dùng cho thanh long có thể phun lên khắp tán cây, gốc cây, đỉnh trụ.
Liều lượng pha: 01 gói 500 gr/100 lit nước, phun liên tục 5,7 ngày/lần.
Nếu phun vào nụ và trái thì phun 4 lần:
☑ Lần 1 ở giai đoạn nụ 10 – 15 ngày tuổi,
☑ Lần 2 khi rứt râu (bẻ hoa)
☑ Lần 3, lần 4 trong giai đoạn nuôi trái, cách nhau 7 – 10 ngày/lần.
2. Tilsuper 300ec
Thành phần của thuốc là 50g/L Difenoconazole + 150g/L Propiconazole có tác dụng diệt nấm trên màng tế bào nấm.
Dạng thuốc: Dạng lỏng
Quy cách đóng gói: 100ml/ lọ
Cách dùng: Trị bệnh lúa lép hạt, khô vằn (đốm lá): Pha 10ml/ bình 16 lít, phun 3 bình/ 1000m2 hoặc 15ml/ bình 25 lít.
☑ Khi phòng trừ bệnh lép hạt thì phun trước và sau khi lúa trổ đòng
☑ Kho phòng trừ đốm lá, vàng lá: Phun khi bệnh chớm xuất hiện.
3. Carbenzim 50WP hoặc dạng 500FL
Thuốc trừ nấm Carbenzim 50WP hoặc dạng 500FL phổ rộng và có đặc tính lưu dẫn, có khả năng hấp thụ qua rễ đi vào trong thân cây. Phòng trị hiệu quả bệnh khô vằn lúa, đốm trái cây có múi, đốm lá đậu phộng (lạc), thán thư xoài, cà phê, điều.
Cách sử dụng:
Trị bệnh trên cây lúa (khô vằn, đốm lá): Liều lượng pha 0, 5 lít/ ha. Pha 20cc cho bình 16 lít nước, phun 500 lít nước cho 1ha.
☑ Giai đoạn sớm: phun vào giai đoạn lúa trên 30 ngày tuổi
☑ Gia đoạn 50-70 ngày: pha CARBENZIM 500FL với HỎA TIỂN 50SP phòng trị cùng lúc bệnh khô vằn, bạc lá, sọc lá, đạo ôn gây hại.
Trị bệnh đốm lá trên lạc: Phun khi cây đạt 30 ngày tuổi. Pha 20cc cho bình 16 lít nước, phun 500 lít nước cho 1ha.
Trị bệnh Thán thư (khô bông, rụng trái non, thối trái) trên xoài và cà phê: 0,7 – 1,0 lít/ha. Pha 30 cc cho bình 16 lít nước, phun 400 – 600 lít nước cho 1ha.
4. Lunasa 250 EC
Thuốc trị bệnh cây, trái bị bệnh khô héo, đen và thối.
Liều lượng pha: Pha 5-8 cc/bình 8 lít phun lượng 4-5 bình/1.000 m2 .
5. Cabrio top 600WG
Thuốc có thành phần Metiram: 550g / kg; Pyraclostrobin: 50g / kg.
Công dụng có hiệu lực cao, chặn được tức thời, diệt triệt để nấm bệnh, đồng thời phòng bệnh kéo dài. Giúp cây nhanh chóng phục hồi, khỏe cho năng suất cao.
Cách sử dụng:
☑ Liều lượng pha: 50gr/ bình 16 lít nước.
☑ Liều lượng nước : phun 400- 500 lít cho 1 ha.
6. Fosetyl Aluminium
Thuốc có thành phần Fosetyl Aluminium: 800 g/kg
Phụ gia: 200 g/kg
Đặc trị diệt khuẩn và nấm liên quan đến các bệnh: cháy lá do vi khuẩn, sương mai, chết nhanh, lở cổ rễ, thối rễ, thối trái, xì mũ.
Cách sử dụng:
Trên lúa
☑ Liều lượng pha: Pha 50g/16L nước (1kg/ha)
☑ Liều lượng phun: Phun 320 lít nước/ ha
☑ Thời gian phun: Phun sớm giai đoạn lúa làm đòng (40-50 ngày tuổi)
7. Propineb (Antracol 70 WP)
Thuốc Antracol 70WWP có hoạt chất Propined
Quy cách đóng gói: 100g hoặc gói 1kg
Công dụng của thuốc: Phòng và trừ bệnh nấm gây hại cho xoài và cây ăn quả khác. Thuốc dạng bột thấm nước nên có độ bám dính cao trên bề mặt lá và thân khi phun. Ngoài ra nó còn cung cấp vi lượng kẽm(Zn++) cho cây trồng giúp phát triển xanh tốt, tăng năng suất cây trồng.
Cách sử dụng:
☑ Liều lượng pha: 50g/bình 16 lít
☑ Liều lượng phun: 2-4 bình cho 1000m2
☑ Cách pha đơn giản: Cho 1 gói Antracol 100g vào 100ml nước, sau đó chia ra 50ml pha vào bình 16 lít.
☑ Thời điểm phun tốt nhất: Khi cây xoài vừa nhú ra bông,phun lần 2 khi xoài ra bông đều. Có thể kết hợp với thuốc trừ sâu như Selecron 500EC của Syngenta Thụy Sĩ, Hoặc Karate 2.5EC của Syngenta để tiết kiệm thời gian công sức khi phun.
8. Copper Canxium Sulfate (Bordeaux 25WP)
Thuốc Copper Canxium Sulfate ( Bordeaux 25WP) có hoạt chất Đồng Sunfat 25%, phụ gia 75%
Quy cách đóng gói: gói 100ml, 500ml, 1000ml
Công dụng: Trị các bệnh đốm trắng, đốm nâu, trên lúa thì trị bệnh rong nhớt , trên cây cao su trị bệnh nấm hồng..
Cách sử dụng:
☑ Liều lượng pha: 25g cho bình 8lit
☑ Liều lượng phun: 400 -600 lít/ha
Ngoài các loại thuốc trên thị trường còn rất nhiều loại thuốc khác như Copper Hydrotide, hiophanate-methyl ( TopsinM 70WP ), Propineb ( Antracol 70 WP ), Copper Canxium Sulfate ( Bordeaux 25WP). Bà con có thể tìm mua ở các hiệu thuốc bán Thuocs BVTV uy tín.
Lưu ý tất cả các loại thuốc đều nên pha phun đúng theo liều lượng, mặc quần áo bảo hộ khi phun, không vất vỏ, lọ lung tung. Phát hiện bệnh sớm để phun để có hiệu quả tốt nhất. thời gian phun trước khi thu hoạch nên kéo dài từ 7 đến 15 ngày.