Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Bệnh Gỉ Sắt gây hại cây trồng và cách phòng trừ hiệu quả

Bệnh gỉ sắt (rỉ sắt) là bệnh phổ biến trên nhiều loại cây trồng như cây hoa hồng, cà phê, phong lan, mai vàng,…. Tên khoa học là Uromyces appendiculatus. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh rỉ sắt có thể khiến cho cây rụng lá, kém phát triển và suy giảm năng suất.

Bệnh gỉ sắt trên cây ngô

Nguyên nhân

Do nấm Puccinia maydis gây ra, bệnh xuất hiện và gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của bắp từ khi mới mọc cho đến khi thu hoạch.

Khi điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều làm độ ẩm không khí cao, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ trung bình,… bệnh sẽ phát triển mạnh.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh gỉ sắt trên cây ngô

Mới đầu chỉ là những chấm nhỏ loáng thoáng trên mặt lá hoặc bẹ, có màu vàng trong rồi chuyển màu vàng nhạt.

Sau đó lớn dần thành những u mụn lấm tấm, bóp ra có bột màu vàng. U mụn nứt vỡ dần và lộ ra lớp bột mầu đỏ gạch cua, rồi chuyển màu gỉ sắt. Đó chính là bào tử của nấm.

Biện pháp phòng trừ

☑ Dọn sạch tàn dư từ vụ trước bằng cách phơi khô và đốt.

☑ Trồng với mật độ vừa phải, làm sạch cỏ để ruộng bắp luôn thông thoáng.

☑ Sử dụng giống có khả năng chống bệnh cao.

☑ Nhặt, cắt những lá chân đã và đang bị cháy khô, tập trung đốt tiêu hủy ở nơi xa các ruộng đang có các loại cây trồng.

☑ Tưới nước đầy đủ, bón phân hợp lý để cây sinh trưởng tốt.

☑ Sử dụng thuốc trị bệnh Domark40ME và chất bám dính HPC.

Domark40ME

Cách dùng: Pha 25 ml thuốc và 1 gói bám dính HPC loại 20 ml với 12 lít nước, phun đẫm đều cho 5 – 6 thước; phun 2 lần, lần 2 sau lần 1 từ 3 – 4 ngày.

Với ruộng đã bị nặng, cần phun thêm lần 3 sau lần 2 từ 2 – 3 ngày; phun vào chiều mát không mưa.

Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng

Nguyên nhân

Là do nấm Phragmidium mucronatum gây ra.

Khi thời tiết có độ ẩm cao (> 80%), nhiệt độ thích hợp từ 18 – 25 độ C là điều kiện lý tưởng để nấm phát sinh mạnh và lan rộng ra cả vườn hoa.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng

Ban đầu chỗ bị bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen. Những cục u này có đường kính khỏang 0,5-1,5mm, sau đó vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt.

Nếu cây hồng bị bệnh rỉ sắt nặng sẽ làm cho lá bị cháy khô và rụng sớm, cây trở nên còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc hoa nhỏ, không đẹp.

Biện pháp phòng trừ

☑ Dọn sạch cỏ quanh gốc, phát quang bụi dậm xung quanh để cây có thể đón ánh nắng nhiều nhất.

☑ Khoảng cách giữa các cây được trồng phù hợp, không quá dày để vườn hoa luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn.

☑ Tưới đủ nước, tránh để nước đọng lại ở các rãnh hay trên mặt lá.

☑ Tỉa bỏ những cành già, cành bị sâu bệnh, những lá bị bệnh nặng, những lá khô rụng dưới đất… đem tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong vườn.

☑ Bón thêm phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca,Mg… tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

Thuốc đặc trị rỉ sắt trên hoa hồng

Copper-Zinc 85WP

Là thuốc đặc trị nấm cho cây trồng.

Hoạt chất: Bordeux khô 60%, Zineb 25%

Cách dùng: Hòa 40-65gr với 10L nước, phun ướt cả 2 mặt lá. Phun 4-6 bình cho 1000m²

Copper-B 75WP

Copper-B 75WP

Hoạt chất: Bordeaux khô 450gr/kg, Zineb 200gr/kg, Benomyl 100gr/kg

Cách dùng: Bên trong bao thuốc này có 2 gói nhỏ thuốc bột, Trộn đều bột chứa trong 2 gói này với thuốc trong bao trước khi sử dụng. Hòa 125gr thuốc đã trộn kĩ với 16L nước, khuấy đều, phun ướt 2 mặt lá.

VIBEN-C 50BTN

Hoạt chất: Benomyl 25%, Copperoxychloride 25%

Cách dùng: Dùng 1-1,2kg thuốc pha với 400-600L nước phun cho 10000m².

Bệnh rỉ sắt trên cây lan

Nguyên nhân

Tương tự như rỉ sắt trên hoa hồng, cũng do nấm Phragmidium mucronatum gây nên.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh rỉ sắt trên cây lan

Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu lẩm xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm.

Sau đó, vết bệnh biểu bì vỡ tung để khối bào tử hạ màu hồng nâu tung ra ngoài, chung quanh vết bệnh có quầng vàng hẹp.

Biện pháp phòng trừ bệnh rỉ sắt trên lan

☑ Dọn sạch sẽ giàn lan tránh được những mầm bệnh đồng thời giúp cây phát triển tốt.

☑ Cắt tỉa những lá bị bệnh và tiêu hủy chúng.

☑ Sử dụng nấm trichoderma để phòng ngừa mầm bệnh: Nấm đối kháng trichoderma là loại nấm cực rẻ, cực hiệu quả cho người trồng lan phòng ngừa các loại nấm gây hại.

Đây là phương pháp trồng lan có sự cộng sinh nấm có lợi giúp cây khỏe mạnh, lớn nhanh, sức đề kháng tốt.

Thuốc đặc trị bệnh rỉ sắt trên lan

Anvil 5SC

Anvil 5SC

Anvil có thể trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol (chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh), nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.

Thành phần: Hexaconazole 50g/L, chất phụ gia và các chất khác 950g/l

Cách dùng: Phun 600-800 lít/ha.

Topsin M

Topsin M

Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại nấm gây bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau.

Hoạt chất: Thiophanate-Methyl

Cách dùng: Lượng nước phun: 400-800/ha. Phun lên lá khi bệnh mới phát sinh, nếu bệnh nặng có thể phun lại sau 7-10 ngày.

NATIVO 750WG

Là thuốc nội hấp, lưu dẫn, trừ nhiều loại bệnh xuất hiện cùng lúc. Đặc trị thán thư, hiệu quả cao trên các bệnh đốm lá, phấn trắng, rỉ sắt.

Hoạt chất: Trifloxystrobin 250g/kg; Tebuconazole 500g/kg

Cách dùng: Pha 6g với 16 lít nước, phun 2 bình cho 1000m2.

CARBENZIM 500FL

CARBENZIM 500FL

Là thuốc trừ nấm phổ rộng và có đặc tính lưu dẫn. Thuốc hấp thụ qua rễ và lá để đi vào bên trong cây. Thuốc ngăn cản quá trình hình thành cơ quan xâm nhiểm của mầm bệnh (germ tubes, appressoria, mycelia).

Thành phần: Carbendazim 500g/l, chất phụ gia.

Cách dùng: Pha 1.5-2g/1 lít nước, tưới vào lúc sáng mát hoặc chiều tối.

Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Nguyên nhân

Bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix B và Br chuyên ký sinh trên cây cà phê gây ra.

Nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của bệnh gỉ sắt. Các bào tử nấm thường nảy mầm ở nhiệt độ 22 độ C khi được cung cấp đủ nước.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Mặt dưới của lá cà phê sẽ xuất hiên những chấm nhỏ màu bàng nhạt, khá giống với giọt dầu. Sau một thường gian thì những chấm này sẽ lớn dần và phía trên đó xuất hiện những lớp bột màu cam. Lớp bột này chính là bào tử của nấm gỉ sắt.

Sau đó, những bào từ này biến mất và để lại trên lá những vết bệnh màu nâu như bị cháy, những vết này lớn dần khiến lá rụng. Khi bệnh nặng và ăn sâu đến thân và quả của cây cà phê thì cây sẽ kiệt quệ mà chết.

Biện pháp phòng trừ bệnh rỉ sắt trên cà phê

☑ Chọn giống có khả năng chống chịu hoàn toàn với bệnh gỉ sắt.

☑ Dọn sạch cỏ trong vườn tạo điều kiện thông thoáng và những tàn dư cây bệnh nên đem tiêu hủy.

☑ Một giải pháp đang được ưu tiên ứng dụng rộng rãi hiện nay là ghép chồi vô tính của giống có khả năng kháng bệnh và mang lại năng suất cao.

☑ Tiến hành bón phân đầy đủ và cân đối, ưu tiên bổ sung các loại phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng Trichoderma.

nấm đối kháng Trichoderma

☑ Cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô hạn, tránh để cây bị khô hạn kéo dài giảm sức đề kháng.

☑ Vào đầu mùa mưa nên phun dung dịch Booc- đô hoặc các thuốc gốc đồng như Coc 85, Fuguran, Champion hoặc đồng đỏ để tăng sức đề kháng cho cây.

COC85 WP

☑ Ngay khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh có thể phun một số thuốc hóa học gợi ý ở trên như Viben-C 50BTN, Anvil 5SC, Nicozol 25 SC,…