Sâu đục thân hại lúa: thuốc đặc trị và cách phòng trừ là một trong những vấn đề được bà con nông dân quan tâm nhất hiện nay. Nếu bạn cũng đang băn khoăn và tìm lời giải đáp cho thắc mắc của mình, thì bài viết dưới đây Nông Sản Sạch sẽ làm sáng tỏ các yếu tố về sâu bọ. Cùng theo dõi và tham khảo nhé!
Sâu đục thân hại lúa là gì?
Sâu đục thân hại lúa được biết đến là loài sâu bệnh thường sống ký sinh ở bên trong thân cây. Vòng tuần hoàn sống của chúng như sau: Bươm bướm đẻ trứng trên thân cây. Sau một thời gian, trứng bắt đầu phát triển thành sâu.
Lúc này, chúng sẽ đục sâu vào trong thân cây và làm gián đoạn quá trình trao đổ chất dinh dưỡng của cây. Do đó, một số cành lúa dần dần bị héo và “từ giã” sự sống vì không đủ sức chống chịu. Còn những cành cây khoẻ mạnh hơn thì dễ bị gãy khi trời mưa bão lớn.
Đặc điểm của sâu đục thân
Các loại sâu đục thân
Sâu đục thân có thể sinh sống và phát triển ở tất cả các mùa. Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện cao trào nhất là trong giai đoạn cây phát triển. Theo đó, nó sẽ tiếp cận và tấn công nhiều loại cây khác nhau, kể cả cây ăn quả.
Cây lúa là một trong những giống cây được đánh giá là bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Có thể nói, cây lúc chính là “miếng mồi” thơm ngon của 4 chủng loại sâu đục thân như: bướm hai chấm; bướm cú mèo; năm vạch đầu nâu; năm vạch đầu đen.
Xem thêm: thuốc đặc trị rệp sáp – thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất hiện nay
Môi trường sống của sâu đục thân
- Sâu đục thân phát triển khoẻ mạnh trong nền nhiệt từ 25 độ C
- Thời gian diễn ra quá trình phát dục trung bình khoảng 6 ngày; Giai đoạn ấu trùng quá 27 ngày và vòng đời của chúng chỉ diễn ra trong 5 ngày.
- Thời kỳ nhộng trong vòng 6 ngày.
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân đang hại lúa
- Giai đoạn gieo mạ: Sâu đục thân tiến hành đục xuyên qua các bẹ lá bên ngoài. Tiếp đến là đục vào đến phần nõn giữa và hút cạn các chất dinh dưỡng. Vì thế, cây mạ sẽ nhanh chóng bị chết khô hoặc bị héo.
- Thời kỳ chuẩn bị trổ lúa: Sau khi sâu đục xuyên qua lá đòng và chui vào giữa, chúng sẽ bò từ từ xuống các bộ phận đang sinh trưởng để “cắt đứt” quá trình trao đổi chất của cây. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là đa số bông lúa gặp phải hiện tượng lép hay bạc trắng.
Thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa và cách phòng trừ
1. Thuốc trừ sâu đục thân lúa – Virtako 40WG
Thuốc chứa thành phần chính là Chlorantraniliprole, Thiamethoxam,… Vì thế, Virtako 40WG là loại thuốc đặc trị sâu đục thân lúa có tác động vượt bậc nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động của nó rất mạnh mẽ, độc đáo. Theo đó, thuốc vừa gây rối loạn các chất, vừa tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Do đó, nó không chỉ diệt tận gốc, mà còn khó có thể hình thành tính kháng ở loài sâu hại.
Một trong những lý do thuyết phục người dùng đó là đạt hiệu quả trong chốc lát. Cụ thể, sâu sẽ ngừng việc cắn phá sau 2 giờ phun thuốc. Tuy nhiên, vì có độc tính mạnh nên Virtako 40WG không khuyến khích sử dụng cho các sinh vật sống dưới nước. Bởi vì, nó có thể gây tác dụng phụ kéo dài trong môi trường nước và thậm chí là ô nhiễm.
2. Thuốc đặc trị sâu đục thân lúa – Regent 800WG
Thuốc trừ sâu đục thân lúa Regent 800WG chứa đến 80% hoạt chất Fipronil. Đây là chất có công dụng làm tê liệt hoàn toàn hệ thần kinh trung ương của côn trùng. Do vậy, tác dụng của thuốc diễn ra cực kỳ nhanh chóng, đặc biệt là sâu đục thân hại lúa.
Ngoài công dụng chính là tiêu diệt sâu bệnh gây ảnh hưởng mùa màng, thì Regent 800WG cũng rất phù hợp với các tỉnh thành thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng như bão lũ. Ngoài ra, sản phẩm còn sở hữu nhiều ưu điểm khác như hạn chế đổ ngã, cố định cây,…
Xem thêm: thuốc sâu có pha chung với thuốc bệnh được ko – thuốc sâu pha rồi để được bao lâu
3. Thuốc trừ sâu đục thân lúa – BABSAC 750EC
Babsac 750EC được sản xuất bởi Vithaco – thương hiệu đình đám nhất trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Loại thuốc này là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị sâu đục thân hại lúa.
Thành phần chính của thuốc là Chlorpyrifos Ethyl, Fenobucarb,… các hoạt chất này vừa có hiệu lực mạnh vừa có khả năng chống kháng thuốc với các loài sâu hại. Ngoài phòng trừ sâu đục thân, Babsac 750EC còn là “kẻ thù” của các loại sâu bệnh khác như: rệp sáp, sâu cuốn lá,…
Có thể bạn quan tâm: thuốc trừ sâu sinh học là gì
Trên đây là những thông tin cơ bản về Sâu đục thân hại lúa: thuốc đặc trị và cách phòng trừ. Hy vọng, bài viết đã cung cấp và chia sẻ các kinh nghiệm hữu ích nhất. Chúc bạn thành công!