Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Nguyên nhân sầu riêng bị khô đọt và 4 bước phục hồi cơ bản

Sầu riêng bị khô đọt là bệnh xuất hiện khá phổ biến ở cây sầu riêng lúc còn nhỏ lẫn khi đã trưởng thành. Đây là bệnh khá nghiêm trọng mà tất cả bà con trồng sầu riêng nên chú ý và có hiểu biết để phòng trừ hiệu quả. Bài viết sau đây của Nông Sản Sạch sẽ liệt kê nguyên nhân và cách điều trị, phục hồi cho cây sầu riêng bị khô đọt mà quý bà con có thể tham khảo.

Nguyên nhân khiến cây sầu riêng bị khô đọt

Nguyên nhân chính gây ra bệnh khô, chết đọt sầu riêng chính là do nấm Rhizoctonia solani. Loại nấm gây hại này xuất hiện khá phổ biến ở hầu hết các giai đoạn phát triển từ cây con đến khi trưởng thành ở sầu riêng. Thời tiết thuận lợi để loại nấm bệnh khô đọt này phát triển chính là mưa nhiều dẫn đến độ ẩm cao và thiếu ánh sáng.

Rhizoctonia solani là loại nấm bệnh có tốc độ lây lan nhanh siêu khủng khiếp. Nếu như trong vườn sầu riêng có cây bị nhiễm bệnh khô đọt thì bào tử nấm Rhizoctonia solani gây bệnh sẽ nhanh chóng lan ra nhanh khắp vườn theo gió. Bên cạnh đó, nấm bệnh gây khô đọt sầu riêng cũng có thể rơi vào trong đất, lan truyền theo nước mưa hoặc trong nước tưới cây.

Đặc biệt, bệnh sầu riêng bị khô đọt thường xuất hiện nhiều hơn hết ở những vườn không được trang bị hệ thống thoát nước. Lúc này, khi vào mùa mưa thì vườn sầu riêng dễ bị ngập úng khiến cho rễ cây yếu dần. Từ đó, khả năng hút các dưỡng chất từ rễ và sức đề kháng của cây sầu riêng đều sẽ bị giảm mạnh.

Một số vườn sầu riêng ít được chăm sóc hoặc bà con chăm sóc sai cách cũng làm bệnh khô đọt có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển. Trong đó, việc bón phân thiếu cân đối, bón thừa đạm cho cây hoặc bón thiếu khoáng trung vi lượng,… chính là các lỗi chăm sóc cây sầu riêng mà nhiều bà con hay gặp phải.

Triệu chứng bị bệnh khô đọt trên cây sầu riêng

Bà con trồng sầu riêng nên tìm hiểu kỹ về các triệu chứng xuất hiện khi sầu riêng bị khô đọt để kịp thời chữa bệnh cho cây. Một số biểu hiện chủ yếu khi cây sầu riêng bị khô đọt bao gồm:

  • Phần non trên lá sầu riêng xuất hiện những vết bệnh có kích thước nhỏ cùng bỏng nước. Lúc này bà con quan sát lá sầu riêng sẽ thấy lá có màu xanh đậm hơn bình thường.
  • Vết bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên lá sầu riêng và lan nhanh ra, liên kết lại thành các đốm to trên bề mặt lá.
  • Bệnh khô đọt vào giai đoạn nặng sẽ làm lá cây xuất hiện các mảng bệnh khô sáng màu, phần viền của mảng bệnh sẽ có màu nâu tối.
  • Cây sầu riêng con bị khô đọt nặng sẽ rụng hết lá và chỉ còn lại cành trơ trụi. Đây là nguyên nhân làm cho cây con chết dần vì phần đọt thối đen do không thể quang hợp.
  • Cây sầu riêng trưởng thành bị khô đọt sẽ bị nhiễm bệnh đầu tiên ở những cành nhiều lá. Bệnh càng nặng thì càng làm cho cành, nhánh cây sầu riêng dần nhỏ lại. Phần lá sầu riêng bị bệnh khô đọt thường kết chùm và rụng nhanh.

Cách trừ, phục hồi bệnh khi sầu riêng bị khô đọt

Bệnh khô đọt hoàn toàn có thể gây chết cây sầu riêng trong thời gian ngắn nếu bà con không kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh lây lan. Do đó, việc nắm chắc quy trình xử lý khi sầu riêng bị khô đọt hết sức cần thiết.

Kết hợp thuốc Vaccin với CNX – Siêu Đồng giúp sát khuẩn nhanh và có khả năng tiêu diệt nấm gây hại sầu riêng hiệu quả.

Sau đây là cách xử lý tình trạng sầu riêng bị khô đọt cơ bản mà quý bà con có thể tham khảo và áp dụng:

  • Bước 1: Nhanh chóng cắt bỏ ngay những cành lá sầu riêng bị nhiễm bệnh khô đọt và tiêu hủy triệt để nhằm tránh việc lây lan sang cây khác.
  • Bước 2: Kết hợp thuốc Vaccin với CNX – Siêu Đồng pha cùng 200 lít nước sạch rồi tiến hành phun đẫm ướt cành lá sầu riêng. Đây là bộ đôi giúp sát khuẩn nhanh và có khả năng tiêu diệt nấm gây hại sầu riêng hiệu quả.
  • Bước 3: Phun lại các sản phẩm diệt nấm bệnh như trên sau 3 ngày phun lần đầu.
  • Bước 4: Áp dụng các biện pháp cải tạo giúp đất trồng sầu riêng tơi xốp và giàu hữu cơ hơn. Đồng thời bà con nên chú ý luôn giữ cho đất có độ pH ổn định để góp phần tiêu diệt nấm bệnh khô đọt hiệu quả.

Cách chăm sóc sầu riêng để phòng bệnh khô đọt

Bên cạnh học hỏi cách chữa bệnh khô đọt cho sầu riêng, bà con cũng nên tìm hiểu và áp dụng trước các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh này trước khi xuất hiện bằng các cách như sau:

  • Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho vườn sầu riêng. Bà con không nên để vườn sầu riêng quá rậm rạp vì sẽ làm độ ẩm cao khiến nấm dễ sinh sôi, nhất là vào thời điểm sau thu hoạch.
  • Xác định mật độ trồng cây sầu riêng con hợp lý và vừa phải, không nên trồng quá dày đặc.
  • Đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt, tạo nên độ thông thoáng và tránh việc ngập úng vườn sầu riêng vào mùa mưa.
  • Chăm sóc vườn sầu riêng đúng cách: Chú ý tưới nước vừa phải để giữ độ ẩm hợp lý, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cây sầu riêng,… Đặc biệt, bà con nên ưu tiên chọn bón các loại phân hữu cơ thay vì phân hóa học.

Bài viết trên của Nông Sản Sạch là toàn bộ chia sẻ hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị, phòng cách sầu riêng bị khô đọt hiệu quả. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các biện pháp phòng trị và chăm sóc cây khác, quý bà con có thể tìm đến Nông Sản Sạch để được giải đáp nhanh chóng nhất!