Phân kali trắng đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Kali trắng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng kali để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt nhất là trong giai đoạn cây trồng ra hoa và kết trái. Vậy Kali trắng là gì? Và tác dụng của Kali trắng đối với cây trồng như thế nào? Bà con hãy cùng Nông Sản Sạch tìm hiểu qua bài viết sau đây nhe!
Kali Trắng là gì?
Tên đầy đủ của phân kali trắng là Potassium Sulphate hay thường gọi là Sulphate of Potash (SOP). Kali trắng cung cấp nguồn dinh dưỡng kali cần thiết cho cây trồng. Thành phần của kali trắng về cơ bản giống với các loại phân kali thông thường khác.
Tuy nhiên, phân kali trắng sẽ cung cấp một nguồn lưu huỳnh quý giá để cây trồng tổng hợp protein và enzyme. Điểm nổi bật của kali trắng là không chứa Clorua (Cl). Do đó, đối với những cây trồng nhạy cảm với Clorua, thì phân kali trắng sẽ là một sự lựa chọn rất phù hợp.
Công thức hóa học của phân kali trắng là K2SO4, loại phân này được sản xuất thông qua phản ứng giữa axit sulfuric và kali clorua. Do đó, Thành phần hóa học của Kali trắng là K: 40-44%; K2O: 48-53%; S: 17-18%. Kali trắng tinh khiết có độ hòa tan trong nước là 120g/L (25°C) và độ pH tương đương 7. Vì thành phần không chứa Clo nên phân kali trắng ít có khả năng gây cháy rễ ở cây con khi dùng liều lượng thích hợp.
Xem thêm: kinh nghiệm bón kali trắng cho sầu riêng
Tác dụng của phân Kali trắng đối với cây trồng
- Kali trắng là nguyên tố rất cần thiết để hoàn thành các chức năng thiết yếu đối với cây trồng. Ví dụ như kali kích hoạt các phản ứng enzyme trong thực vật để tổng hợp protein, giúp hình thành tinh bột và đường. Ngoài ra kali còn giúp điều hoà lưu lượng nước trong tế bào và lá cây trồng.
- Kali trắng kích thích thân cây phát triển mạnh mẽ, đồng thời hỗ trợ cho cây trồng một số khả năng kháng bệnh thông qua việc thúc đẩy độ dày của thành bên ngoài các tế bào.
- Việc cung cấp đủ kali cho cây trồng có thể góp phần làm giảm sự mất độ ẩm khi cây đang phát triển,từ đó giúp cho khả năng chống hạn của cây tốt hơn..
- Bón kali trắng giúp cây tăng trồng cường khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi như rét đậm, rét hại, sương giá. Đồng thời ngăn ngừa khả năng bị côn trùng tấn công và bảo vệ cây trồng trước sự xâm nhập của nhiều loại bệnh. Từ đó, nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng.
- Kali trắng góp phần giúp cây trồng thúc đẩy quá trình phân giải các chất đạm, từ đó làm cho lượng đạm dư thừa được giảm thiểu đáng để để tránh ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
- Kali giúp cây trồng thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng để có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, trên cơ sở đó năng suất cây trồng được nâng cao.
- Đối với các loại rau ăn lá, bón Kali trắng đúng liều lượng và kỹ thuật sẽ làm giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat trong rau.
- Đối với các loại cây ăn quả, bón Kali trắng vào đúng giai đoạn sẽ kích thích khả năng ra hoa, đậu quả, hạn chế quả nhỏ bị rụng góp phần tăng năng suất cây trồng.
- Đặc biệt, Kali trắng còn có tác dụng cải thiện màu sắc, hương vị và chất lượng các loại trái cây và rau củ. Bón kali trắng hỗ trợ cây trong quá trình nuôi trái sẽ giúp cho trái to đẹp, lên màu chuẩn, hương vị đậm đà hơn.
- Ngoài ra, như đã nói ở phần trên, phân kali trắng không có thành phần clo, cho nên nó sẽ có tác dụng rất lớn đối với những cây trồng quá nhạy cảm với nguyên tố này. Đồng thời trong phân Kali trắng có lưu huỳnh nên nó sẽ hỗ trợ rất tốt cho các các loại cây trồng cần lưu huỳnh cao như bắp cải, hành, tỏi…
Tìm hiểu thêm: Phân Kali giá bao nhiêu?
Để sử dụng phân Kali trắng hiệu quả cần căn cứ vào những yếu tố gì?
Để việc bón Kali trắng mang lại hiệu quả cao nhất đối với cây trồng, khi bón phân, bà con cần căn cứ vào các yếu tố sau:
Tính chất đất
Vì phân kali trắng có tính làm chua đất, cho nên bà con hãy bón kali trắng cho những vùng đất ít chua hoặc trung tính. Đối với các loại đất chua, bà con cần bón vôi để khử chua trước khi bón phân kali trắng. Ngược lại, đối với các loại đất thịt nhẹ, bà con có thể bón kali trắng nhiều hơn nhu cầu sử dụng của cây trồng.
Loại cây trồng
Đối với mỗi loại cây trồng khác nhau, thì nhu cầu kali cũng sẽ khác nhau. Do đó, bà con hãy căn cứ vào từng loại cây để đưa ra liều lượng kali thích hợp khi bón cho cây. Đối với các loại cây lấy quả và lấy củ, bà con nên bón nhiều kali các loại cây ăn lá.
Nhưng bà con vẫn cần phải đảm bảo phù hợp với từng loại cây trồng ăn củ, quả đó. Bởi vì kali có liên quan rất đến vị ngọt của các loại củ, quả. Phân kali trắng đặc biệt sẽ sử dụng được trên các loại cây mẫn cảm với Clo như: cây thuốc lá, cây họ Đậu, cây lấy sợi, các loại cây lấy tinh dầu, cây có múi…
Một số yếu tố khác
Cùng với lân và đạm thì Kali là một trong ba nguyên tố cần thiết cho cây trồng phát triển. Cho nên, bà con có thể bón kali cho cây thông qua các loại phân tổng hợp như NPK để tăng hiệu quả giúp cây phát triển tốt hơn.
Xem thêm: Diệt cỏ tận gốc bằng cách phun ure và kali
Kết luận
Hi vọng qua bài viết, bà con đã nắm được cơ bản khái niệm, và các tác dụng của Kali trắng đối với cây trồng. Nếu bà con có nhu cầu bón Kali trắng cho cây trồng của mình thì hãy liên hệ với nhà cung cấp Nông nghiệp Nông Sản Sạch nhé!