Trồng trầu bà thủy sinh ngoài tác dụng giúp trang trí không gian sống và làm việc, thì trong phong thủy còn có nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhiều người tin rằng trầu bà có thể giúp giúp gia chủ thuận lợi hơn trên con đường công danh sự nghiệp.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới bạn đọc kỹ thuật trồng cây trầu bà thủy sinh trong nhà sao cho cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt và ít sâu bệnh nhất nhé!
Đặc điểm của cây trầu bà
Cây trầu bà là cây thuộc họ ráy có nguồn gốc từ Indonesia. Là loại cây thân thảo dạng leo, lá đơn hình trái tim đặc trưng, thuôn dài ở đỉnh, màu xanh tươi hoàn toàn.
Cụm hoa trầu bà có cuống ngắn, dạng mo, bò dài hoặc buông thõng trên các chậu cây treo. Rễ sẽ rất đẹp nếu được trồng trong bình thủy sinh. Cây trầu bà không chỉ có tác dụng trang trí mà cây còn có tác dụng sinh học tốt cho môi trường và con người.
Ý nghĩa của cây trầu bà
Cây trầu bà còn được nhiều người biết đến với cái tên như Vạn niên thanh, Thiết mộc lan,.. là biểu tượng cho ý chí mạnh mẽ, sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Khi trồng trong nhà, trầu bà thủy sinh mang lại may mắn, tài lộc, sự thịnh vượng, bình yên và hạnh phúc. Nếu trồng ở cơ quan, trầu bà thể hiện sự sang trọng, quyền uy và địa vị.
Trầu bà cũng thể hiện ý chí phấn đấu trong công việc, luôn vươn về phía trước khẳng định mình. Còn giúp công việc thuận lợi, sự nghiệp hanh thông và ít trắc trở trong kinh doanh.
Đối với môi trường mà nói, trầu bà thủy canh có thể hấp thụ khí độc và bức xạ từ các loại thiết bị điện tử, thanh lọc không khí và giảm stress.
Thường thì người ta sẽ đặt chậu trầu bà ở những nơi có ánh sáng tốt như bàn làm việc, ban công, cửa sổ, để cây sẽ phát triển tốt. Việc đặt đúng vị trí cũng giúp trầu bà phát huy tối đa lợi ích của nó.
Vì sao trồng trầu bà thủy sinh được ưa thích?
Cây trầu bà thủy canh phù hợp với rất nhiều không gian, kể cả những nơi sang trọng, đồng thời chúng sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật mà trồng trầu bà trồng đất không có như:
- Linh hoạt xắp xếp được trong nhiều không gian, cây được trồng trong chậu thủy tinh trong suốt tạo nên sự ấn tượng, làm nổi bật không gian xung quanh.
- Có thể quan sát trực tiếp sự phát triển tự nhiên của cây vì dễ dàng nhìn rõ rễ cây qua làn nước trong.
- Nhờ trồng trong môi trường nước và được bổ sung dung dịch thủy canh nên cây sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe hơn, hạn chế các loại sâu bệnh so với trồng đất, tuổi thọ của cây cũng cao hơn.
- Việc trồng và chăm sóc trầu bà cũng rất dễ dàng, chủ yếu là thay nước định kỳ và bổ sung dung dịch thủy sinh nên rất phù hợp với những người bận rộn.
Bạn có thể tạo sự khác biệt bằng cách thay đổi màu nước hay màu của chậu thủy tinh, hoặc biến thể tạo điểm nhấn cho chậu bằng sỏi đá, đá màu, sao cho phù hợp với không gian và sở thích của bạn.
Cách trồng cây trầu bà thủy sinh
Cách trồng cây trầu bà thủy sinh khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một chậu thủy tinh và một giỏ nhựa có kích thước phù hợp với cây trồng.
Sau đó tách cây từ chậu đất hoặc dùng các cây đã được nuôi lớn với giá thể rồi rửa sạch rễ cây, cắt tỉa hết phần rễ bị hỏng, chỉ giữ lại rễ chính và rễ khỏe.
Bạn hòa vào trong đó một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào bình nước thủy sinh để cung cấp dưỡng cho cây. Sau đó đặt cậy trầu bà đã được rửa sạch rễ vào trong chậu nhựa trong chậu thủy sinh hay thả trực tiếp vào chậu thủy sinh cũng được.
Sau khoảng từ 15-20 ngày, khi cây đã phát triển khỏe bạn, bộ rễ vươn ra đều và đẹp thì chúng ta có thể bổ sung thêm dung dịch thủy sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Chú ý: Các nguyên vật liệu như dung dịch dinh dưỡng thủy canh và chậu trồng thủy sinh có thể mua tại các cửa hàng cây cảnh.
Video hướng dẫn cách trồng trầu bà thủy sinh từ nhánh
Cách chăm sóc cây trầu bà thủy canh
1. Thay nước cho cây
Cách trồng trầu bà thủy sinh thì đây là công đoạn quan trọng nhất để cây luôn phát triển và sinh trưởng tốt. Nguồn nước tưới cho cây phải sạch không ô nhiễm.
Nếu sử dụng nước máy thì bạn phải để nước máy qua đêm để loại trừ Clo ra khỏi nước sau đó mới sử dụng.
Vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng thì khoảng từ 3-5 ngày thay nước cho cây 1 lần, vào mùa mưa hay lạnh thì khoảng 7 – 10 ngày thay nước 1 lần.
Khi chăm sóc cây trầu bà thủy sinh thì hàng ngày bạn cần để ý chúng một chút, nếu phát hiện có phần cây bị hỏng thì bạn cần ngay lập tức thay nước cho cây. Cắt nhỏ những rễ bị chết và thay nước hàng ngày đến khi cây mọc rễ mới và phát triển bình thường.
2. Ánh sáng
Trậu bà là loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ vào buổi sáng và chiều muốn và ánh sáng gián tiếp, cây cũng có thể phát triển tốt dưới ánh sáng điện huỳnh quang.
Vì vậy đây là loại cây rất phù hợp để trưng trong nhà, nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che không lá cây sẽ bị cháy nắng.
3. Nhiệt độ
Cây trầu bà là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh kém, do đó, cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để trầu bà phát triển là từ 15 độ C – 30 độ C cây sẽ phát triển rất tốt.
4. Cắt tỉa cho cây trầu bà
Trong chăm sóc cây trầu bà thì việc cắt tỉa cho cây khá quan trọng kể cả với cách trồng trầu bà thủy sinh hay trồng trong đất, bạn cần làm theo các bước sau:
Giai đoạn mới trồng, bạn cần rửa thật sạch rễ cây bằng cách dùng vòi nước xối lên rễ cây để rửa nhưng không nên dùng tay vò vì sẽ khiến rễ cây bị đứt. Điều này giúp rễ cây dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Theo dõi cây thường xuyên, dùng kéo cắt hết những rễ cây bị hỏng, cắt tỉa những lá cây bị dập, bị vàng úa. Sau đó rửa nhẹ nhàng lá cây, tránh làm dập lá.
Mỗi lần thay nước cho cây trầu bà thủy sinh bạn cần vệ sinh chậu thủy tinh thật sạch rồi mới đổ nước mới và dung dịch thủy canh vào.
Cho cây vào bình, pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh cho loại cây nội thất theo tỉ lệ hướng dẫn. Không cần đổ quá ngập vì có thể khiến dễ cây bị ngạt thở ảnh hướng không tốt đến với sự phát triển của cây trầu bà, khiến cây không được xanh tươi.
Trên đây là những đặc điểm và cách trồng cây trầu bà thủy sinh. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn tự trồng được những chậu trầu bà tuyệt đẹp để trang trí cho căn phòng của mình. Đến đây bài viết này xin được khép lại. Goodbye!