Trồng cây Vạn Tuế bán lá thu lợi nhuận cao
Cây Vạn Tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống, có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Vài năm trở lại đây, cây Vạn Tuế đã giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập. Nhiều hộ trồng cây Vạn Tuế đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ bán lá, bán cây. Hiện nay, nhu cầu dùng lá cây Vạn Tuế dùng để trang trí lẵng hoa tăng mạnh nên diện tích trồng cây Vạn Tuế không ngừng được mở rộng, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Vì vậy, trồng cây Vạn Tuế đang thu hút nhiều bạn đọc về cách trồng loại cây này. Để trồng cây Vạn Tuế hiệu quả cần lưu ý một số điều như sau:
Trồng cây Vạn Tuế làm cây kiểng để bàn
1. Thời vụ và chọn đất trồng cây Vạn Tuế
– Là cây ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cây Vạn Tuế sinh trưởng phát triển tốt từ 20 – 32oC. Đối với các tỉnh Miền Bắc nên trồng bắt đầu vào mùa xuân tháng 3 – 4 hoặc vào mùa thu tháng 8 – 9. Các tỉnh Miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa tháng 6 – 7 dương lịch hàng năm để giảm công tưới giai đoạn đầu.
– Cây Vạn tuế ưa đất thịt có thành phần cơ giới từ trung bình đến hơi nặng. Có thể dùng bùn ao phơi khô, đập nhỏ phối trộn với ít phân chuồng hoai mục, ủ kỹ khử khuẩn trước khi tiến hành trồng.
Cây Vạn Tuế trồng lấy lá
2. Chọn giống và nhân giống cây Vạn Tuế
– Cây Vạn Tuế có thể nhân giống bằng các gieo hạt, giâm củ, giâm chồi hút. Nhưng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp giâm chồi hút bởi phương pháp này tỷ lệ thành công cao, cây con sạch bệnh, tỷ lệ sống cao.
– Cách nhân giống cây Vạn Tuế bằng chồi hút: Cây Vạn tuế trưởng thành từ 3 – 5 năm tuổi thường mọc chồi hút. Chọn cây có đường kính 5 cm, gốc trong lá vẩy đã mọc chồi hút trên 2 cm (tốt nhất là chồi mọc rễ, không cắt chồi chưa thành thục), khi trười nắng lấy dao đã khử trung cắt thân chồi, lập tức ngâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, sau đó để khô vết thương, cắm vào luống giâm, phủ luống bằng rơm rạ để giữ ẩm. Sau 4 tháng nảy chồi sau một năm mọc lá, cho lá thật là có thể đem trồng.
– Cây giống Vạn Tuế cần đạt một số tiêu chuẩn như cây to khỏe có đường kính thân khỏe mạnh và có đủ các bộ phân như rễ và cành lá, cây sạch bệnh.
3. Kỹ thuật trồng cây Vạn Tuế
– Trồng cây Vạn Tuế có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng trên chậu. Nếu trồng trược tiếp xuống đất cần tiến hành đào hố bón phân lót trước khi trồng tối thiểu từ 20 – 30 ngày. Kích thước hố trồng tùy thuộc vào bầu cây giống sao cho kích thước hố to hơn bầu cây từ 10 – 15 cm, sâu từ 20 – 30 cm. Bón phân lót bằng phân chuồng hoai mục đã khử khuẩn từ 2 – 3 kg/gốc. Trường hợp trồng trong chậu nên chuẩn bị giá thể trồng cây. Do cây mọc chận nên không cần chậu quá lớn, sau 2 – 3 năm thay chậu/lần.
– Cách trồng cây Vạn Tuế: Đặt cây vào hố, chậu đã chuẩn bị sẵn và lấp đất cho gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc quá sâu đều không tốt cho cây. Nén đất nhẹ xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm cho cây.
Trồng cây Vạn Tuế bon sai
4. Kỹ thuật chăm sóc cây Vạn Tuế
– Chế độ tưới nước: Sau trồng cần đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây từ 60 – 70%. Khi tưới sử dụng vòi hoa sen tưới từ từ tránh đóng váng mặt đất. Định kỳ tưới 2 – 3 ngày/lần. Sau khi cây bén rễ khoảng 15 – 20 ngày sau trồng thì giản thời gian tưới 1 tuần tưới 1 – 2 lần. Việc duy trì độ ẩm cho đất sau trồng là điều quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống của cây. Lưu ý cây không chịu úng nên lượng nước tưới vừa đủ.
– Bón phân cho cây Vạn Tuế: Do cây sinh trưởng chậm nên nhu cầu dinh dưỡng không lớn, việc bón lót giai đoạn đầu là quan trọng. Cây sinh trưởng chủ yếu thân lá nên bón thúc cần đảm bảo bón đủ phân lân và kali đặc biệt là phân kali. Lượng phân bón tính cho 1 gốc: 20 gram ure + 50 gram super lân + 0,6 gram kali pha với 4,5 lít nước tưới quanh gốc cho cây. Cứ 3 tháng tưới định kỳ cho cây một lần. Khi tưới không để phân bón dính vào lá non sẽ gây hỏng lá.
– Cách chăm sóc cây Vạn Tuế
+ Giai đoạn cây ra lá non cần giữ cho lá không bị gãy, gập để lá giữ lá đẹp.
+ Cây Vạn Tuế là cây ưa sáng nhưng không thích hợp phơi nắng đặc biệt là lá non. Thời kỳ cây ra lá non cần chuyển cây vào bóng râm hoặc dùng lưới đen để che hạn chế nắng cho cây. Nếu chuyển cây vào trong mát thì thời gian không quá 20 ngày. Cứ 15 ngày che lưới, 15 ngày phơi nắng đến khi lá trưởng thành thì không cần che nắng.
+ Lá non của cây Vạn Tuế có tính hướng quang, nên để cây có tán lá đều, đẹp thì cần xoay chậu 180o sau 3 – 5 ngày đến khi định hianhf, màu lá chuyển từ xanh nhạt sang xanh thẩm mới thôi.
Cây Vạn Tuế tách gốc từ cây mẹ
– Việc trồng cây Vạn Tuế cần lưu ý nhất đến việc duy trì độ ẩm đất vừa phải tránh độ ẩm cao gây thối rễ, thân, gây bệnh hại dẫn đến chết cây. Các tỉnh thuộc Miền Nam thời điểm mùa mưa cần bố trí giàn che để mưa cho cây. Khi thời tiết nắng nóng vào tối hoặc chiều mát tưới phun nhẹ nước lên lá để bảo vệ lá non không bị héo.
– Phòng trừ sâu bệnh hại cây Vạn Tuế: Cần lưu ý nhất đến sự gây hại của rệp sát và bệnh bò hóng. Thường gây hại nhất khi thời tiết độ ẩm cao hoặc nắng nóng. Cần thường xuyên kiểm tra khi phát hiện nên dùng thuốc Rogor hoặc thuốc Dichlorophos 0,1%, Monocrotophos để phòng trừ bệnh cho cây.
Cây Vạn Tuế tạo nét xanh cho vườn nhà