Bệnh vàng lá thối rễ ở cam quýt do nhiều tác nhân như Fusarium, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia, nhện hại và tuyến trùng gây ra. Bệnh có thể xuất hiện cả ở mua mưa và nắng, tuy nhiên nghiêm trọng nhất là đầu mùa nắng.
Biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ ở cam quýt
Ban đầu bệnh xuất hiện thấy lá cây vẫn bình thường nhưng phiến lá ngả màu vàng cam, gân lá màu vàng nhạt và dễ rụng.
Khi gặp gió lá già phía dưới rụng trước, rồi đến đến lá trên, chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Có thể gây chết cây nếu không chữa trị kịp thời.
Nhánh cây bị bệnh ở hướng nào, thì gần như rễ cũng bị hư thối tại hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ ăn dần vào rễ lớn.
Rễ bị thối sẽ có màu nâu, vỏ rễ bóc ra khỏi phần gỗ, phí trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái.
Lúc này rễ mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng và hút nước đi nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Nếu bệnh nặng, gần hết rễ đều bị thối đen rồi chết, cuối cùng chết toàn bộ cây.
Nguyên nhân bệnh vàng lá thối rễ ở cây có múi
Tuyến trùng, nhện và rệp sáp đất là nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ ở cây có múi.
Chúng sẽ tạo ra các vết thương trên bộ rễ, khiến bộ rễ suy giảm khả năng miễn dịch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Pythium, Fusarium, Rhizoctonia, Phytophthora) xâm nhập và gây hại.
Biện pháp phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ ở cam quýt
Hãy thực hiện đúng các nguyên tắc dưới đây để phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ tốt hơn:
- Trồng cây có múi phải chọn nơi đất cao ráo, thoát nước tốt.
- Nếu vườn thấp phải đắp bờ bao để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ.
- Chọn cây giống sạch bệnh, trong vườn phải có hệ thống rãnh thoát nước tốt.
- Tỉa cành, tạo hình ngay khi cây còn nhỏ, định kỳ cắt tỉa, loại bỏ các cành sâu bệnh, già yếu.
- Nhổ bỏ các cây bệnh nặng, không còn khả năng hồi phục.
- Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Thường xuyên kiểm tra vườn nhằm phát hiện thật sớm để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Tăng cường bón phân hữu cơ, nhất là phân hữu cơ vi sinh (HCVS1 VIETSTAR) để ổn định cấu trúc, tăng kết cấu đất, tăng độ mùn, giúp đất tơi xốp và kháng được gây hại có trong đất.
- Nên bổ sung CALCIUM NITRATE 3 lần mỗi năm nhằm tăng sức đề kháng cho cây và tăng miễn dịch cho bộ rễ.
- Dùng thuốc trừ tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ quanh vùng rễ như: Sago Super 20EC, Comda 250EC, định kỳ 2 đến 3 lần mỗi năm. Nhất là vào mùa khô.
- Bệnh vàng lá thối rễ ở cam quýt rất khó chữa trị vì thế cần lưu ý theo dõi vườn và phun thuốc phòng ngừa bệnh sớm.
Hiện nay, có 2 phương pháp phòng ngừa bệnh có thể áp dụng là phương pháp sinh học và hóa học:
Đối với giải pháp sinh học
Bà con có thể dùng thuốc Zianum 1.00WP theo 2 thời điểm khác nhau:
Thời gian đầu mùa mưa, bà con sử dụng thuốc Wellof 3G với hàm lượng 25-50g mỗi gốc, rải quanh vùng rễ cây và tưới nước đẫm để diệt tuyến trùng và các côn trùng hại rễ.
Tiếp theo, bón nhiều phân hữu cơ, tốt nhất là phân chuồng hoai mục 20-40kg mỗi gốc, kết hợp thuốc trừ bệnh Zianum 1.000WP (Trichoderma) với liều lượng 50g pha với 10 lít nước (mỗi gốc tưới 5 lít).
Vào giữa mùa mưa, bà con xử lý lần 2 tương tự cách xử lý lần 1. Trong đó, Zianum 1.000WP chỉ dùng trong điều kiện chưa xuất hiện bệnh (phòng bệnh) hoặc sau khi dùng thuốc trừ bệnh (cây bị bệnh) 1 tháng.
Đối với thuốc hoá học
Thời gian đầu mùa mưa, bà con dùng thuốc Wellof 3G tương tự biện pháp sinh học, sau đó dùng thêm thuốc Manozeb 80WP với hàm lượng 20g mỗi gốc.
Vào giữa mùa mưa, bà con tiếp tục dùng thuốc Wellof 3G như lần thứ nhất, kết hợp Simolex 720WP và Bonny 4SL theo công thức (15g Simolex 720WP + 10 ml Bonny 4 SL) hòa với 5 lít nước tưới cho 1 gốc.
Cuối mùa mưa lại tiếp tục sử dụng thuốc Manozeb 80WP hàm lượng 20g mỗi gốc.
Phương pháp xử lý khác
Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn vừa qua đã thực hiện một vài thử nghiệm tại Lai Vung – Đồng Tháp và chọn được công thức phun thuốc mang lại hiệu quả tốt phòng bệnh vàng lá thối rễ trên cam quýt:
Công thức:
Pha hỗn hợp 480 ml TreppachBul 607SL với 500g Pylacol 700WP hòa với 200 lít nước, tưới cho 250m2, tưới đều trên mặt líp.
Phun ngừa:
Xử lý vườn theo công thức trên, tưới thuốc mỗi năm 3 lần vào các thời gian đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và kết thúc mùa mưa.
Kết hợp với Dipomate 430SC phun qua lá sau 3 ngày mỗi lần tưới, liều lượng 1 lít Dipomate 430SC pha với 200 lít nước phun ướt đều tán lá.
Trị bệnh:
Phun ngay khi chớm bệnh, khi xuất hiện rải rác vài nhánh cây bệnh: Xử lý thuốc ngay theo công thức trên, tưới thuốc 3 lần, cách nhau 7 ngày mỗi lần.
Kết hợp phun cùng Dipomate 430SC qua lá sau 3 ngày kết thúc tưới lần cuối, liều lượng 1 lít Dipomate 430SC pha với 200 lít nước phun ướt đều tán lá.
Nguồn: nongnghiep.vn