Thói quen ăn hoa quả bỏ hạt đã được hình thành từ rất lâu và người ta coi điều đó là điều bình thường. Bởi lẻ chẳng ai ngờ được rằng, phần hạt quả là phần bỏ đi của trái cây lại chứa đựng nhiều giá trị hữu ích cho sức khoẻ. Chính vì vậy, qua bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cách nhận biết các loại hạt “quí hơn vàng” nhưng người Việt chúng ta đang hoài phí mà không hề hay biết.
1. Hạt dưa hấu
– Hạt dưa hấu là thành phần thường bị bỏ đi khi ăn dưa hấu. Nhưng trong hạt dưa hấu lại chứa các chất thiết yếu có thể cả thiện tình trạng sức khoẻ của con người. Là loại hạt chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho con người như tritophan, glutamic, lyzin, magie…
– Theo các nhà khoa học, trong 100 g hạt có thể cung cấp 139% nguồn Mg thiết yếu cho cơ thể. Giúp tăng khả năng trao đổi chất, tổng hợp các protein và điều hoà huyết áp. Với hàm lượng lycopen và vitamin cao hạt dưa hấu rất tốt cho đời sống tình dục. Làm tăng khả năng sinh sản chon am giới, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và kéo dài sự bền bỉ trong suốt cuộc yêu.
– Hạt dưa hấu còn giúp điều trị tiểu đường: dùng hạt dưa hấu đun trong nước sôi từ 40-45 phút dùng uống hằng ngày để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
– Hàm lượng protein lớn trong hạt dưa hấu (1 lon hạt dưa hấu chứa khoảng 30,6 g tương đương 61% hàm lượng protein cần thiết mỗi ngày.
2. Hạt quả bơ
– Theo Th.s lương y Nguyễn Quốc Trung hội đông y Việt Nam, hạt quả bơ tuy không phải là một vị thuốc trong đông y nhưng rất giàu chất xơ, chất chống oxy hoá và đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hoá. Trong hạt bơ có chứa 70% chất chống oxy hoá.
– Bơ được đánh giá cao với giá trị dinh dưỡng đa dạng, vì vậy được thêm vào tất cả các món ăn hàng ngày. Bơ mang lại nhiều hương vị thời ngon, là một loại thực phẩm tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho con người.
3. Hạt gấc tươi
– Quả gấc có chứa nhiều dưỡng chất thường được sử dụng để nấu sôi, dầu gấc… Hạt bên trong quả gấc còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Y học cổ truyền cho biết, công dụng của hạt gấc khi ngâm rượu được thể hiện ở nhiều điểm, nhân bên trong hơi đắng hơi ngọt tính ổn và hơi độc nên được sử dụng để trị tình trạng sang trấn, trấn thương rất hiệu quả. Có thể sử dụng hạt gấc giã nát cho thêm ít giấm thanh gói vào vải đắp vào hậu môn để suốt đêm, mỗi đêm đắp 1 lần sẽ khắc phục được cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây nên.
– Bệnh viêm xoang: Chuẩn bị 20-25 hạt gấc, đem nướng xém đen phần vỏ toàn bộ số hạt gấc trên rồi giã nhỏ ra lấy hết không bỏ vỏ, sau đó đem phần giã nhỏ đó ngâm với rượu đậu theo lượng vừa đủ dùng. Ngâm trong 2 ngày liên tục đểu hạt gấc phát huy hết công dụng. Mỗi lần dùng sử dụng tăm bông thấm dung dịch và bôi lên sống mũi để trong 3 phút để thuốc có tác dụng ngấm vào khi thấy dịch viêm chảy ra thì xì nhẹ và cố gắng xì mũi nhiều lần để dịch viêm ra hết.
– Ngoài ra hạt gấc còn được dùng dưỡng da, sát trùng, chữa đau nhức, chảy máu chân răng, giúp trị chứng tụ máu khi bị chấn thương, trị chai chân, ghẻ lở …
4. Hạt bí
– Khoảng ¼ cốc hạt bí đỏ sẽ cung cấp cho chúng ta 150 calo, 15 g chất béo lành mạnh, 8-10 g protein thực vật, chứa Mg, Mn, Fe, Zn, … Hạt bí đỏ được đóng gói chất oxy hoá bảo vệ tế bào bao gồm Caratenon, vitamin E… ngoài việc giảm viêm chất chống oxy hoá chống lại lão hoá sớm và các bệnh mãn tính.
– Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong hạt bí có chứa một lượng lớn chất kẽm tác dụng bổ thận, tăng khả năng sinh sản ở nam giới.. Hạt bí đỏ có đặc tính chống nấm, chống virut.
– Có thể sử dụng hạt bí đỏ trực tiếp hay dùng kèm với các loại thực phẩm rau xanh hằng ngày.
5. Hạt nho
– Thành phần thực vật tự nhiên trong hạt nho đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Theo các nghiên cứu, chiết xuất hạt nho giúp phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và đại tràng.
– Hạt nho có chứa các hợp chất cần thiết giúp bảo vệ các mạch máu bảo vệ khỏi bị tổn thương và sau đó ngăn ngừa huyết áp cao. Các thành phần thực vật tự nhiên trong hạt nho sẽ làm giảm bớt các triệu trứng suy tĩnh mạch mãn tính, nó giúp giảm đáng kể cảm giác nặng nề đau và ngứa.
– Hạt nho có lợi ích sức khoẻ lên xương. Giúp cải thiện sự hình thành và sức mạnh của xương. Chiết xuất hạt nho chữa lành sưng chân. Giúp khắc phục rối loạn chức năng vùng đồi thị trong não. Điều này là nhờ nó làm giảm stress oxy hoá và duy trì chức năng của ti lạp thể.
– Theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chiết xuất hạt nho giúp thúc đẩy sự tái khoáng hoá sâu răng khắc phục sâu răng sớm. Đóng vài trò tíc cực trong việc duy trì sức khoẻ xương.
– Hạt nho cũng được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
6. Hạt sầu riêng
– Những lợi ích của trái sâu riêng không chỉ nằm ở phần thịt mà còn ở cả phần hạt mà nhiều người lại thường bỏ đi.
– Hạt sầu riêng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cung cấp tinh bột cho cơ thể, giúp cung cấp năng lượng và kìm hãm cơn thèm ăn. Ngoài ra. Trong hạt sầu riêng chứa một lượng chất xơ phong phú, giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về tiêu hoá khác.
– Một trong số khoáng chất có mặt nhiều nhất trong hạt sâu riêng là kẽm. Là loại khoáng chất đóng vai trò làm chất xúc tác cho hơn 100 enzym trong quá trình trao đổi chất. Nếu bị thiếu kẽm dẫn đến rụng tóc, tiêu chảy, tổn thương da và mắt…
– Hạt sầu riêng cung cấp chất béo tốt.
7. Hạt mít
– Chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá. Hạt mít cũng cung cấp chất xơ và khoáng tinh bột, đây là 2 chất không được cơ thể tiêu hoá nhưng lại giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Hơn nữa chất xơ và khoáng tinh bột còn giúp kiểm soát cơn đói, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hoá và tăng độ nhạy insulin.
– Trong y học cổ truyền, hạt mít đôi khi được dùng làm bài thuốc giúp trị tiêu chảy. Hạt mít có tác dung kháng khuẩn. Ngoài ra, hạt mít còn có một số đặc tính chống ung thư. Điều này là do hạt mít chứa các hợp chất thực vật và chất chống oxy hoá.
– Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây cho thấy, chiết xuất hạt mít giúp làm giảm 61% sự hình thành các tế bào ung thư trong mạch máu.
– Hạt mít có chứa chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hoá và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
8. Hạt đu đủ
– Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới với hương vị ngọt ngào được gọi là hoa trái của các thiên thần. Cả đông y và tây y đều nhắc đến công dụng của hạt đu đủ trong việc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ thận, giải độc gan, cũng như ngăn ngừa sự lây lan của các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng.
– Hạt đu đủ có hàm lượng axit Olic, famitic, các loại axit béo … giúp phòng trống ung thư. Sử dụng hạt đu đủ có thể giúp cơ thể chúng ta loại bỏ các loại ký sinh trùng đường ruột nhờ vào hàm lượng enzym cao.
– Các nghiên cứu còn cho rằng, hạt đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẻ ở hệ tiêu hoá. Đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khẩu ecoli, tụ cầu khẩn, các bệnh nhiễm khuẩn khác.
– Có thể ăn thô với mục đích chữa bệnh hoặc chế biến vào món ăn bằng cách làm khô, nghiền nhỏ dùng thay cho hạt tiêu.
9. Hạt lựu
– Theo lương y Nguyễn Quốc Trung trong đông y hạt lựu có tính chát, ấm, chỉ tà, chỉ huyết, khử trùng. Hạt lựu có công dụng trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài. Có thể lấy ruột quả lựu xấy khô, tán bột mỗi lần sử dụng từ 10-12 g với nước cơm. Ngoài ra, hạt lựu còn có tác dụng thanh thử giải nhiệt, ngừa ra mô hôi nhiều chứa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp cho trẻ em tiêu hoá tốt. Những người bị tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy hãy lấy từ 2-3 quả lựu bỏ vỏ lấy cả hạt cả cùi với 1,5 bát nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong uống làm 2-3 lần/ ngày.
– Quả lựu rất giàu vitamin C và các vitamin khoáng chất khác như Na, B2, sinh tố B, Niaxin, Ca, … tốt cho sức khoẻ . Lựu còn được sử dụng điều trị họ, nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là các rối loạn tiêu hoá, rối loạn da, viêm khớp,.