Cây ớt ngũ sắc trồng chậu ở nhà đơn gian
Để trồng ớt ngũ sắc cầu vồng không khó tại nhà như cần tuân thủ một số kỹ thuật như sau:
1. Một số đặc tính của cây ớt ngũ sắc cầu vồng
– Đây là giống ớt có tuổi thọ lên đến cả chục năm, tuy nhiên để cây khỏe, cho nhiều quả thì nên trồng mỗi năm một lần.
– Loài cây ớt ngũ sắc là cây ưa sáng ấm, ẩm, không chịu được rét và khô.
– Ớt thường có chiều cao khoảng 50 – 60 cm, cây phân nhiều nhánh, thân thẳng, lá mọc lệch. Hoa nở từ tháng 5 đến tháng 7. Quả mọc chùm trên đỉnh cành. Cùng một cây nhưng quả có nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, vàng, tím, trằng. Tùy thuộc vào vùng khí hậu được trồng mà tỷ lệ các màu sẽ khác nhau. Ở khu vực ôn đới tỷ lệ phân phối các màu sẽ tương đối đều. Càng về khu vực nhiệt đới thì tỷ lệ màu tím hoặc màu đỏ sẽ chiếm ưu thế hơn.
Ớt ngũ sắc cầu vồng trồng chậu tại nhà đơn giản
2. Thời vụ trồng ớt ngũ sắc phù hợp trong năm
– Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.
3. Chuẩn bị chậu trồng ớt ngũ sắc
– Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để cây ớt ngũ sắc sinh trưởng phát triển tốt nên chọn các dạng chậu, vật dụng như thùng xốp, chậu nhựa… có kích thước lớn, bề sâu trên 25 cm thì cây có không gian phát triển tốt.
Ớt ngũ sắc trồng làm cây cảnh
4. Cách chọn giá thể trồng ớt ngũ sắc cầu vồng
– Cây ớt ngũ sắc là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt.
– Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng hoa thược dược như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …
– Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than ( mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phổi trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).
5. Kỹ thuật chọn giống ớt ngũ sắc cầu vồng
– Có thể trồng ớt ngũ sắc bằng cách tự ươm hạt hoặc mua cây con sẵn.
– Trồng ớt ngũ sắc cầu vồng bằng cách ươm hạt, nên lưu ý chọn hạt giống ớt ngũ sắc ở những đơn vị cung cấp hạt giống uy tín, chất lượng. Hạt giống ớt ngũ sắc phải có tỷ lệ nảy mầm cao (chọn hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn, không rách, ẩm..).
– Đối với cây con thì nên chọn giống cây con từ 3 – 4 lá thật, cây khỏe, không nhiễm sâu bệnh hại, cây phát triển đều.
Hạt giống ớt ngũ sắc cầu vồng
6. Kỹ thuật xử lý hạt giống ớt ngũ sắc trước khi gieo
Trước khi gieo ngâm hạt rau chân vịt vào nước nóng (2 sôi, 3 lạnh) trong 3 – 4 giờ. Sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch. Khi hạt róc nước thì đem gieo. Làm được như vậy thì hạt sẽ mọc nhanh, mọc đều và cây khỏe.
7. Kỹ thuật gieo hạt giống ớt ngũ sắc cầu vồng
Kỹ thuật gieo hạt giống ớt ngũ sắc cầu vồng
– Cho giá thể đã được xử lý nấm bệnh cao chậu sao cho giá thể cách miêng chậu từ 7 – 10 cm. Trước khi trồng cây con vào chậu cần tưới ẩm cho giá thể. Thời điểm trồng nên trồng vào buổi chiều.
– Nếu gieo bằng hạt thì sau khi gieo hạt, sau đó phủ 1 lớp đất mỏng khoảng 1 cm. Đối với trồng cây con thì trồng cây con xong, ấn nhẹ để giữ chặt cây, phủ một lớp đất mỏng vào gốc cây từ 1 – 2 cm. Tiếp tục phủ một lớp rơm rạ lên trên để giữ ẩm cho cây.
– Sau khi gieo trồng xong dùng vòi hoa sen tưới nhẹ cung cấp độ ẩm cho cây.
8. Kỹ thuật chăm sóc ớt ngũ sắc cầu vồng
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
Trồng ớt ngũ sắc trong chậu làm cây tiểu cảnh
– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
+ Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
+ Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
+ Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
+ Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
+ Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
9. Thu hoạch ớt ngũ sắc cầu vồng
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.
10. Một số sâu, bệnh thường gặp:
– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.
– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…
– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….
– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…
Cây ớt ngũ sắc cầu vồng